Nắng nóng gay gắt khiến số trẻ đến khám tại BV Nhi Trung ương trong mấy ngày gần đây tăng từ 10-15% so với bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của BV tiếp nhận khoảng hơn 3.000 bệnh nhi đến khám....
Tác hại khi trẻ đeo cặp sách nặng
- Cập nhật : 14/06/2017
(Suc khoe)
Theo các chuyên gia, trọng lượng tối đa mà một đứa trẻ nên mang bằng là 1/10 (10%) trọng lượng cơ thể của chúng, bao gồm tất cả những vật dụng như chai nước, hộp ăn trưa ... Nhưng xu hướng hiện nay dường như là 20%.
Điều gì sẽ xảy ra với trẻ khi mang trọng lượng vượt quá giới hạn nói trên?
Dưới đây là những ảnh hưởng tạm thời và lâu dài của việc mang cặp sách nặng với sức khỏe của trẻ:
Ảnh hưởng tạm thời
Đeo cặp nặng có thể gây đau lưng, cổ và vai kèm theo ngứa ran và yếu tay. Mệt mỏi và sớm phát triển tư thế kém.
Ảnh hưởng lâu dài
Sự căng thẳng trên cổ và vai dẫn tới đau đầu
Tổn thương cột sống làm tăng các vấn đề như gù, cong vẹo cột sống.
Giảm khả năng thở do phổi bị áp lực bởi tư thế cúi gập hoặc vẹo sang bên.
Đau lưng và co thắt cơ
Dưới đây là một số lời khuyên giúp phòng tránh tác hại của việc mang cặp sách nặng:
Bạn nên để trẻ dùng ba lô hơn là dùng túi vì túi chỉ được đeo một bên vai có thể gây sai tư thế. Tuy nhiên, ba lô cũng không được quá nặng
Khi mua túi, hãy mua một chiếc túi chắc chắn, với quai đeo rộng và có đệm để giảm áp lực lên khu vực cổ và vai.
Kiểm ra tư thế của trẻ sau khi đeo cặp sách. Nếu bạn thấy thấy trẻ chúi người về phía trước hãy kiểm tra xem cặp có quá nặng không hoặc đeo không đúng cách.
Đảm bảo trẻ chỉ mang những vật dụng cần thiết tới trường ngày hôm đó
Các biện pháp khác:
Học sinh nên có tủ riêng có thể đựng sách và những vật dụng khác cần thiết để giảm thiểu vật dụng cần mang theo.
BS Thu Vân
(Theo THS)