Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng của thai kỳ.
Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong thai kỳ
- Cập nhật : 08/01/2018
Bà bầu nên ăn gì trong thai kỳ và không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là những món mà bà bầu nên ăn và không nên ăn khi mang thai.
Những món bà bầu nên ăn
Cá hồi
- Tốt cho trí não thai nhi: Cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
- Ổn định tâm trạng bà bầu: Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (sau sinh nở, bà bầu thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm...).
- Bảo vệ tim mạch: Ngoài các chất oxy hóa dồi dào, cá hồi còn chứa nhiều vitamin A, E, selen, kẽm, giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ.
- Phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi: Các vitamin B3, B6, B12 giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn…và chất béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi.
Rau bina
Các loại rau xanh, đặc biệt là rau bina chứa nguồn axit folic rất dồi dào. Axit folic là một chất dinh dưỡng quan trọng, giúp triển não bộ của thai nhi và bảo vệ em bé của bạn trước khuyết tật bẩm sinh. Nó cũng làm giảm nguy cơ sinh non và ngăn ngừa tiền sản giật ở mẹ. Ngoài ra, rau bina cũng cung cấp vitamin thiết yếu, khoáng chất và canxi.
Tham khảo thêm: Món ăn tốt cho bà bầu bị nghén nặng
Sữa
Trong quá trình phát triển của mình, thai nhi cần một lượng lớn canxi để hình thành hệ xương, răng, tim mạch, và đặc biệt là hệ thần kinh ảnh hưởng đến sự phát triển trí não con sau này. Nếu không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, bé có thể sẽ “rút” canxi từ cơ thể mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình. Vì vậy, mẹ bầu không nên bỏ qua lượng canxi dồi dào mà sữa mang lại.
Ngoài canxi, sữa còn cung cấp cho cơ thể một lượng protein và vitamin D, cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Thiếu protein và vitamin D là một trong những nguyên nhân gây tình trạng thai nhi nhẹ cân và bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu cho thấy, cân nặng của thai nhi và lượng sữa mỗi ngày của mẹ có tỷ lệ thuận với nhau. Theo các chuyên gia, mỗi cốc sữa mẹ tiêu thụ có thể giúp bé tăng 41 g trọng lượng cơ thể. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, những mẹ thường xuyên uống sữa trong thời gian mang thai sẽ làm giảm nguy cơ bệnh đa xơ cứng ở trẻ sơ sinh.
Bà bầu nên uống những loại sữa sau:
- Sữa nguyên kem: Với lượng chất béo giàu dinh dưỡng và các loại vitamin dễ hòa tan trong chất béo như A và D, những vitamin mà cơ thể bà bầu thường bị thiếu, sữa nguyên kem là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu. Tuy nhiên, những mẹ bầu có tình trạng thừa cân khi mang thai cần lưu ý khi sử dụng sữa nguyên kem vì hàm lượng chất béo có trong sữa.
- Sữa chưa tiệt trùng: Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường rất nhiều. Vì vậy, các loại men vi sinh và vi khuẩn trong sữa chưa tiệt trùng có thể gây bệnh cho mẹ bầu.
- Uống sữa đậu nành khi mang thai: Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng sữa đậu nành cũng cung cấp cho mẹ bầu một hàm lượng lớn protein, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho thai kỳ. Sữa đậu nành là giải pháp bổ sung canxi tuyệt vời cho những mẹ bầu bị dị ứng lactose trong sữa.
- Sữa bầu: Được chế biến riêng dành cho bà bầu, các loại sữa bầu không chỉ chứa canxi mà còn được bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi DHA, ARA, axit folic, sắt… Tuy nhiên, cũng chính vì quá nhiều dưỡng chất, sữa bầu không phải là lựa chọn yêu thích của các mẹ, thậm chí có người không thể nếm thử, dù chỉ một ít.
Bà bầu nên uống khoảng 3 ly sữa mỗi ngày
Thịt nạc đỏ
Các loại thịt đỏ rất sắt và vitamin B12. Sắt giúp chống lại các triệu chứng thiếu máu trong thai kỳ. Thiếu máu khi mang thai rất dễ dẫn đến sảy thai, sinh non và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vitamin B12 là một loại vitamin chủ yếu có nguồn gốc từ động vật, trong đó có thịt đỏ. Đây là loại vitamin vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu thiếu loại vitamin này, thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.
Nho khô
Ngăn ngừa thiếu máu: Với hàm lượng sắt dồi dào, nho khô thích hợp là món ăn vặt dinh dưỡng. Chỉ một hộp nho nhỏ cũng đủ cung cấp 5% nhu cầu sắt mỗi ngày cho mẹ.
- Đối phó với táo bón khi mang thai: Nho khô chứa nhiều chất xơ, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. Với khoảng 50 gr nho khô, mẹ bầu đã giúp bổ sung thêm 2gr chất xơ cho cơ thể.
- Hạn chế ốm nghén: Một nhúm nho khô mỗi ngày có thể giúp bà bầu hạn chế cơn buồn nôn và mang lại cảm giác ngon miệng hơn.
- Bảo vệ răng miệng: Nho khô chứa hàm lượng axit oleanolic, có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng và bảo vệ răng khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn.
- Tốt cho sự phát triển thị lực và hệ xương của bé: Hàm lượng vitamin A và canxi trong nho khô đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương và thị lực của bé.
Bà bầu nên ăn nho khô bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại
>> Mẹ bầu ăn gì để con thông minh?
Những món bà bầu không nên ăn
Táo mèo (sơn tra)
Các tài liệu khoa học đều cho rằng táo mèo rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn nhiều táo mèo có thể làm hao khí và tổn hại răng, suy giảm chức năng tiêu hóa đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Hơn nữa một số tài liệu đã chứng minh sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non, đó là lý do thai phụ không nên dùng nhiều táo mèo dù vị chua ngọt của nó kích thích vị giác và giúp họ ăn ngon hơn.
Tham khảo thêm: Những trái cây gây nóng bà bầu không nên ăn trong hè
Gan động vật
Thông thường chúng ta dùng nội tạng động vật để chế biến món ăn, trong đó có gan. Gan vốn là bộ máy giải độc, nên nó cũng là nơi chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật như gà, heo, bò… Vì thế không hẳn nấu chín là loại trừ được những độc tố này. Do đó, mặc dù gan động vật chứa nhiều vitamin A nhưng bà bầu vẫn nên hạn chế ăn.
Rau ngót
Mặc Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu cho thấy, việc ăn rau ngót trong thai kỳ, đặc biệt là uống nước ép rau ngót tươi sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bà bầu không nên ăn loại rau này.
Bà bầu không nên ăn rau ngót để tránh nguy cơ sảy thai
Rau răm
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm vì rau răm dễ làm bạn bị mất máu. Ngoài ra, trong rau răm còn có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung, do đó ăn nhiều sẽ làm tử cung bị co bóp mạnh dẫn đến sảy thai.
Quả đào
Trong trái đào có chứa rất nhiều đường vì vậy, nếu ăn nhiều đào trong thời gian mang thai phụ nữ dễ dàng bị chứng tiểu đường thai kỳ.
Hơn nữa, bản thân trái đào có tính nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu ăn nhiều đào bà bầu có thể bị xuất huyết và táo bón. Lông ở vò trái đào rất dễ gây ngứa khiến cho bà bầu dễ bị dị ứng và rát cổ họng khi ăn. Do đó, bạn nên loại bỏ đào ra khỏi danh sách hoa trái ăn hàng ngày trong thời kỳ mang thai.
Đu đủ xanh
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin, trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.
Đu đủ xanh có thể gây các cơn co bóp tử cung dẫn đến sảy thai
Nhãn
Phụ nữ có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong nên lúc này ăn nhãn sẽ làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, sinh non, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 - 8 tháng. Có trường hợp chỉ ăn vài quả nhãn mà sinh non, động thai… Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bà bầu nên kiêng ăn nhãn nhé!
Cua, ghẹ, ba ba
Bà bầu nên kiêng món này trong 3 tháng đầu của thai kì. Ngoài ra không ăn vi cá mập, cá ngừ, cá thu, cá kiếm nhiều… vì trong thịt các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
Dưa muối, quẩy nóng
Quẩy nóng chứa nhiều dầu mỡ, gia vị sẽ gây nặng bụng cho mẹ bầu, cải muối chứa nhiều axit nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Đặc biệt, dưa muối chưa chín chứa các chất gây hại trong quá trình lên men, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Ngải cứu
Ngải cứu có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở bà bầu. Vì thế, bà bầu nên cân nhắc kỹ việc ăn ngải cứu trong thai kỳ.
Món ăn quá mặn
Kiêng ăn mặn để tránh phù thũng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén. Nếu thai phụ có tiền sử huyết áp thấp thì có thể ăn mặn một chút, tuy nhiên với liều lượng vừa phải.
Món ăn (uống) quá ngọt
Không dùng nhiều những thực phẩm ngọt, bởi chúng chứa rất nhiều đường có thể dẫn đến nguy cơ nguy cơ tăng cân quá mức hoặc tiểu đường cho mẹ và thai nhi.
Theo Làm Sao