Mẹ bị trầm cảm sau sinh thường dẫn đến tăng nguy cơ con khó điều chỉnh cảm xúc. Đây là kết luận của các nhà khoa học đến từ Đại học Brown, Mỹ đăng tải trên Tạp chí Child Development.
Khó thở khi mang thai có đáng lo?
- Cập nhật : 21/04/2017
(Suc khoe sinh san)
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường như: buồn nôn, thèm ăn, tức ngực,… trong đó có biểu hiện hơi khó thở khiến cho nhiều thai phụ lo lắng.
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường như: buồn nôn, thèm ăn, tức ngực,… trong đó có biểu hiện hơi khó thở khiến cho nhiều thai phụ lo lắng.
Nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều lý do khiến cho các bà bầu khó thở khi mang thai. Đôi khi những điều đơn giản như quần áo chật chội hoặc cố chống lại cơn buồn ngủ đang kéo đến cũng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó thở. Tuy nhiên, thông thường khi mang thai người mẹ cần nhiều ôxy hơn và thở nhanh là một trong những cách để lấy ôxy vào cơ thể. Hormon progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Điều này tương tự cảm giác một người sau khi lao động nặng nhọc hoặc vừa chạy gắng sức.
Tình trạng thai phụ khó thở thường xảy ra ở những tháng thứ 4 trở đi nhất là ở cuối giai đoạn thai kỳ khi đó, thai nhi phát triển to, gây áp lực lên cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) nên người mẹ có thể cảm thấy những nhịp thở khó khăn, ngắn như đang trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là khi mang song thai hoặc đa thai.
Cách xử trí
Nếu do nguyên nhân đơn thuần là quần áo chật, buồn ngủ, thấy mùi khó chịu thì thai phụ cần thay đổi thói quen mặc chật không phù hợp với thai phụ. Tuy nhiên, nếu là nguyên nhân khác, thai phụ cần lập tức nghỉ ngay, ngồi sao cho giữ cho vùng lưng được thẳng để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận ôxy hoặc đứng tại chỗ cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn.
Nếu đang ngủ mà thấy khó thở, thai phụ có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Thông thường, tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai không gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Khi đó người mẹ nên có chế độ làm việc hợp lý, cần nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Nếu khó thở kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt... có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở thai phụ. Hoặc đối với những người có tiền sử mắc các bệnh như: hen suyễn, tăng huyết áp,... thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu thai phụ thấy tình trạng khó thở kéo dài, kèm theo các triệu chứng như: Hen suyễn trầm trọng, nhịp thở nhanh, kéo dài, đau ngực hoặc xuất hiện cảm giác bị đau ở những chỗ khác trên cơ thể khi thở, ho liên tục, ho lâu ngày kèm theo sốt, ớn lạnh, đặc biệt là thai phụ mắc bệnh mạn tính... thì cần đi khám tại các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh