Sau khi sinh con, người mẹ phải chăm sóc bản thân thật tốt để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Những món ăn phụ nữ mang thai nên tránh
- Cập nhật : 08/06/2015
Trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, phụ nữ mang thai không chỉ chú trọng tăng cường dinh dưỡng, mà còn phải chú ý đến 10 điều kiêng khem sau đây :
1. Không ăn thức ăn nhiều mỡ.
Nhiều tư liệu nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư hệ thống sinh dục. Đồng thời, thức ăn có chứa nhiều mỡ có thể tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, nhanh dẫn đến ung thư vú, ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.
2. Không ăn thức ăn nhiều đường.
Các nhà y học thuộc Học viện quốc gia I-ta-li-a phát hiện, nhóm phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều đường có thể sinh ra những đứa con có thể trọng cao và có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao. Phụ nữ mang thai thì chức năng thải đường của thận sẽ giảm. Ở những mức độ khác nhau, nếu như đường trong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không lợi cho sức khoẻ.
3. Không ăn thức ăn quá nhiều canxi:
Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều canxi và vitamin D làm cho thai nhi có khả năng bị thừa canxi trong máu, sau khi ra đời, thóp kín quá sớm, xuơng hàm rộng và nhô ra, động mạch chủ bị thu hẹp, vừa không có lợi cho sức khoẻ, vừa ảnh hưởng đến vẻ đẹp sắc mặt của đời sau. Nói chung, trong thời kỳ đầu có thai mỗi ngày cần 800gr canxi, về sau có thể tăng lên 1100gr, ngoài ra không cần bổ sung gì thêm, chỉ cần hàng ngày ăn thịt, cá, trứng là đủ.
4. Không nên ăn quá mặn:
Tỷ lệ cao huyết áp có liên quan nhất định đến lượng muối ăn hàng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ bị cao huyết áp càng cao. Huyết áp cao ở phụ nữ mang thai là một loại bệnh đặc thù chỉ xảy ra ở thời kỳ mang thai, triệu chứng chủ yếu là phù nề, cao huyết áp, và chứng đái Abumin, người nặng có thể kèm theo đau đầu, mắt hoa, chóng mặt... Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn mặn dễ bị cao huyết áp. Do vậy, phụ nữ có thai chỉ nên ăn mỗi ngày khoảng 6 gam muối.
5. Không ăn nhiều chất chua trong thời kỳ đầu có thai:
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường kén ăn, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, Ở thời kỳ đầu mang thai, cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua dễ bị tích luỹ trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai.
6. Không nên lạm dụng thuốc bổ.
Khi phụ nữ mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết mạch trong cổ tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, xung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết trong của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn. Mặt khác, dịch vị dạ dày ở phụ nữ mang thai tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí, táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống thuốc bổ như nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết trong mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, cao huyết áp, táo bón, thậm chí còn sẩy thai hoặc thai bị chết...
7. Không ăn thực phẩm đã biến chất.
Phụ nữ mang thai ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị trúng độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong vòng 2 -3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bệnh dị tật như bị tim tiên thiên (tim bẩm sinh).
8. Không ăn chay dài ngày.
Nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng, sẽ không cung cấp đủ Prôtêin cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu lượng mỡ hấp thụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và cao huyết áp. Các nhà y học của Nhật phát hiện, những đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ ăn chay, sẽ bị thiếu Vitamin B12 ảnh hưởng đến não, sau 3 tháng được sinh ra, đứa trẻ dần dần tỏ ra tình cảm lạnh lùng, nhạt nhẽo, mất khả năng khống chế ổn định đầu, đầu và cổ tay không tự chủ vận động được, ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh.
9. Không uống đồ uống kích thích:
Phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thai nhi qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi, thai phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận dị dạng như đầu nhỏ, mắt to, cằm ngắn, thân ngắn (lùn) thậm chí tứ chi và tim cũng dị dạng; có đứa trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt bướng bỉnh, dễ mắc bệnh. Khi có thai cũng không nên ăn uống nhiều đồ lạnh, đề phòng động thai và bị đau bụng ngoài.