Các nhà khoa học Tây Ban Nha khuyên bạn nên xem cà phê là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Những vấn đề không nên chia sẻ nơi công sở
- Cập nhật : 31/08/2017
Giao tiếp trong môi trường công sở đòi hỏi mỗi cá nhân phải thật khéo léo và tinh tế. Nếu bạn ít nói chuyện sẽ bị đánh giá là không cởi mở và thiếu hòa đồng. Nhưng nếu bạn ăn nói không cẩn thận thì có thể gặp phải "tai bay vạ gió". Theo chia sẻ của các nhân viên Công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm trực tuyến hàng đầu Việt Nam CareerLink.vn, để luôn vui vẻ hòa thuận với đồng nghiệp thì bạn hãy chú ý những vấn đề "cấm kỵ" không nên tiết lộ dưới đây nhé!
Thông tin việc làm nhanh nhất tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ho-chi-minh/HCM
1. Tiền lương của bạn
Tiền lương là bí mật bạn nên giữ kín nơi công sở. Dù đồng nghiệp thân thiết đến mấy bạn cũng đừng bao giờ tiết lộ mức lương với bất kỳ ai bởi điều đó sẽ đem đến những phiền toái không mong muốn. Nếu lương của bạn cao hơn, người khác sẽ ghen ghét, đố kỵ, thậm chí gây khó dễ cho bạn trong công việc. Ngược lại, nếu biết mức lương của mình thấp hơn đồng nghiệp, chắc chắn bạn cũng thấy ấm ức và khó chịu. Chính vì thế, bạn cần giữ bí mật tiền lương để cuộc sống nơi công sở được thoải mái, đoàn kết và hòa thuận.
2. Tình trạng sức khỏe
Các vấn đề sức khỏe tưởng chừng vô hại trong những cuộc trò chuyện phiếm chốn văn phòng nhưng lại có thể đem đến cho bạn một số rắc rối. Bạn không nên rêu rao tình trạng bệnh tật nếu không muốn nhận về sự thương hại hay kỳ thị từ đồng nghiệp. Bên cạnh đó, sức khỏe cũng quyết định con đường thành công của bạn. Tình trạng sức khỏe không đảm bảo có thể khiến bạn mất đi những cơ hội tốt. Đó cũng là lý do các trung tâm y tế luôn trả kết quả khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp một cách kín đáo, không ai biết vấn đề của ai, tôn trọng quyền riêng tư của tất cả mọi người miễn là có thể đáp ứng nhu cầu công việc.
3. Chuyện gia đình
Đôi khi bạn phải đến công sở với tâm trạng không tốt vì chuyện gia đình và nhu cầu "trút bầu tâm sự" là hoàn toàn chính đáng. Ví dụ như sau một cuộc cãi vã với vợ/chồng, con cái không nghe lời hay những chuyện riêng tư khác. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi chia sẻ vấn đề gia đình của mình với bất kỳ ai. Thứ nhất, đồng nghiệp thường có xu hướng không muốn nghe những điều tiêu cực chẳng liên quan đến họ. Thay vào đó, chủ đề công việc hoặc những đề tài thú vị, vui vẻ khác sẽ phù hợp hơn ở nơi công sở. Thứ hai, đồng nghiệp không những chẳng thể giúp gì mà còn có cái nhìn không tốt về gia đình bạn. Thứ ba, chuyện "trong nhà chưa rõ ngoài ngõ đã tường" chỉ cho thấy bạn là người thiếu chuyên nghiệp khi không thể giải quyết tốt những vấn đề cá nhân. Do đó, chuyện gia đình bạn chỉ nên "đóng cửa bảo nhau" chứ đừng rêu rao ở nơi làm việc.
4. Nhận xét tiêu cực về ai đó
Dù đúng hay sai thì khi nhận xét tiêu cực về người khác là bạn đã tự hạ thấp giá trị của mình. Ở môi trường công sở, một lời nói vu vơ của bạn cũng có thể "tam sao thất bản" thành nhiều câu chuyện khác nhau. Từ đó giữa đồng nghiệp nảy sinh mâu thuẫn khiến mỗi ngày đi làm không còn vui vẻ nữa. Đặc biệt, nếu người bạn nhận xét chính là cấp trên thì hậu quả còn tai hại hơn. Sự nghiệp của bạn sẽ có thể bị hủy hoại chỉ vì một lời đánh giá bốc đồng. Vì "lời nói không mất tiền mua" nên bạn hãy "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" nhé!
5. Bạn sắp nghỉ việc
Nếu bạn đang có ý định nghỉ việc mà chưa đưa ra quyết định cuối cùng thì đừng vội vàng chia sẻ điều đó với đồng nghiệp. Thời điểm thích hợp nhất để công khai là sau khi bạn đã chắc chắn vào quyết định của mình. Người đầu tiên biết chuyện bạn nghỉ việc nên là cấp trên trực tiếp. Bạn có thể tổ chức một bữa tiệc nhỏ mời đồng nghiệp để thay cho lời chia tay. Nếu biết cách cư xử khéo léo, việc "dứt áo ra đi" của bạn sẽ trở nên thoải mái và dễ chịu.
Để công việc luôn thuận lợi bạn cần hiểu rõ những gì nên và không nên chia sẻ nơi công sở để mỗi ngày đi làm sẽ thực sự thoải mái. Chúc bạn thành công!
Nhiên Phượng