Huyện Cẩm Khê, Phú Thọ vốn nổi tiếng với 41 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 5 di tích cấp Quốc gia nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn là quê hương của một người thầy thuốc “đặc biệt”, một chiến sỹ bộ đội, người được mệnh danh là “Thần y miền sơn cước” với bài thuốc giúp dưỡng tâm, an thần, ngủ ngon.
Tâm lý trị liệu - Bước đột phá mới trong điều trị trầm cảm ở thế kỷ 21
- Cập nhật : 11/12/2020
Tâm lý trị liệu hiện được các nhà khoa học trên thế giới nhận định là một giải pháp can thiệp mang lại hiệu quả to lớn trong điều trị trầm cảm. Giải pháp này đã giúp cho hàng triệu người trên thế giới tìm thấy ý nghĩa cuộc sống và sức khỏe toàn diện cả về mặt tâm lý lẫn thể chất.
Tâm lý trị liệu - bước đột phá mới của thế kỷ 21
Tâm lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị có lịch sử lâu đời nhất hiện nay. Chúng đã xuất hiện từ thời cổ đại, tuy chưa nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng đã có rất nhiều nhà y học phương Tây cho rằng, để chữa lành các chứng bệnh thì người thầy thuốc phải sử dụng tốt ba công cụ đó là: cây cỏ, con dao và lời nói.
Từ những năm thế kỷ thứ XVIII, có nhiều công trình nghiên cứu đã được kết luận rằng, việc sử dụng tâm lý trị liệu trong điều trị bệnh lý là hoàn toàn có hiệu quả và có cơ sở khoa học để nhận định. Tuy nhiên vào thời điểm này nhu cầu sử dụng tâm lý trị liệu chỉ dành cho giới nhà giàu và không mấy phổ biến.
Tâm lý trị liệu là phương pháp can thiệp và giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ gây ra các chứng bệnh về rối loạn tâm thần, đặc biệt tốt cho chứng bệnh trầm cảm
Lịch sử phát triển của tâm lý trị liệu
Phương pháp tâm lý trị liệu được bắt nguồn và hình thành từ thời Hy Lạp cổ đại nhưng không nhận được sự quan tâm của người dân và đại đa số nhà chuyên môn trong giới y học. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn không ngừng nỗ lực tìm hiểu và phát triển liệu pháp này.
Những thế kỷ sau, con người dù đã biết cách tác động tâm lý để chữa bệnh nhưng vì khoa học lúc bấy giờ chưa phát triển nên các hình thức tác động đều chủ yếu ở dạng mê tín. Sau thời gian hình thành, phương pháp này bắt đầu được áp dụng dựa trên niềm tin tôn giáo. Dù chưa nhận được đánh giá cao, sự công nhận của giới chuyên môn và đại bộ phận người dân chỉ xem đây là phương pháp điều trị placebo (giả dược); song, phương pháp tâm lý trị liệu vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội.
Những dấu mốc hình thành nên liệu pháp tâm lý trị liệu phải kể đến như:
- Năm 1853: Thuật ngữ “Tâm lý trị liệu” bắt đầu được sử dụng và đánh dấu sự ra đời của 60 loại trị liệu tâm lý khác nhau.
- Cuối thế kỷ 18: Ngành tâm lý học bắt đầu phát triển và có thêm nhiều đóng góp lớn về mô tả vô thức; sử dụng giấc mơ và mô hình về tâm trí con người; tính dục ở trẻ sơ sinh
- Năm 1853 - 1903: Việc thực hành lâm sàng đã bắt đầu kết hợp sử dụng liệu pháp tâm lý.
- Năm 1950: Liệu pháp hành vi được nghiên cứu và áp dụng điều trị thành công các vấn đề rối loạn cảm xúc, hành vi.
- Năm 1960: Các biện pháp tâm lý trị liệu đã được ghi nhận và áp dụng điều trị dưới nhiều hình thức khác nhau như: hình ảnh, câu chuyện, kinh kịch,..
Bước chuyển mình đầy bứt phá của ngành tâm lý trị liệu
Điều trị tâm lý trị liệu được nhìn nhận dưới góc độ của khoa học bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 18. Thời điểm này đã có một bác sĩ người Áo sử dụng thôi miên để chữa bệnh. Tuy nhiên, cũng phải kéo dài tới thế kỷ thứ 20 thì ngành tâm lý trị liệu mới phát triển và được nghiên cứu chuyên sâu. Kéo theo đó là sự phát triển của tâm lý học và tạo ra thêm nhiều cơ sở khoa học mới cho liệu pháp tâm lý.
Bắt đầu từ năm 1994, người ta đã thống kê được trên thế giới đã có 400 liệu pháp tâm lý dành cho người trưởng thành và 200 liệu pháp can thiệp dành cho trẻ nhỏ và tuổi vị thành niên. Sự xuất hiện của các liệu pháp tâm lý không bị bó hẹp trong lâm sàng tâm thần đã giúp cho phương pháp tâm lý trị liệu mở rộng hơn phạm vi trị liệu. Giải pháp tâm lý trị liệu đã không chỉ dừng ở việc hỗ trợ điều trị mà còn có thể can thiệp điều trị chuyên sâu cho nhiều loại bệnh rối loạn tâm thần.
Một bước chuyển mình đầy đột phá của ngành tâm lý trị liệu đó là vào thế kỷ 21, khi con người đang ngày đêm rượt đuổi các tiến bộ công nghệ và không ngừng học hỏi, phát triển bản thân. Tại các cường quốc lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức,... số người phải chịu áp lực công việc và cuộc sống ngày một tăng cao; tỷ lệ tử vong có liên quan đến các chứng trầm cảm cũng ngày càng nhiều.
Theo đó, việc can thiệp liệu pháp tâm lý đóng vai trò giúp con người hoàn thiện bản thân, tìm thấy hạnh phúc trọn vẹn của cuộc sống và tăng cường sức khỏe tâm lý. Đây đều là những yếu tố mà con người hiện đại ngày một thiếu hụt
Mặt hạn chế của phương pháp điều trị bằng thuốc
Việc điều trị bệnh trầm cảm có thể sử dụng thông qua hai cách đó là uống thuốc và trị liệu tâm lý. Trong đó, việc uống thuốc sẽ giúp người bệnh giải quyết nhanh các triệu chứng bệnh lý, tuy nhiên phương pháp này không thể tác động đến tâm lý và còn để lại nhiều mặt hạn chế trong việc điều trị.
Không điều trị dứt điểm
Bất cứ người bệnh nào cũng đều có hi vọng duy nhất là thoát khỏi hoàn toàn tình trạng bệnh tật. Song, đây lại là mặt hạn chế lớn và chưa thể khắc phục được đối với việc điều trị trầm cảm bằng thuốc.
Đa số những người mắc chứng trầm cảm được điều trị bằng thuốc, thì sau khi khỏi bệnh vẫn phải bắt buộc phải uống thuốc duy trì. Bởi lẽ, dù các triệu chứng đã không còn nhưng nguyên nhân gây ra trầm cảm vẫn chưa được giải quyết.
Nếu người bệnh ngừng dùng thuốc sẽ nhanh chóng tái phát bệnh. Nguy hiểm hơn nữa, đặc tính của bệnh trầm cảm chính là khi bệnh tái phát thì thời gian điều trị tiếp theo sẽ lâu hơn và bệnh lý sẽ có tính chất nguy hiểm hơn.
Không phải ai cũng có thể áp dụng điều trị an toàn
Việc uống thuốc cũng không phải lúc nào cũng có thể sử dụng. Nhiều người bệnh chia sẻ rằng, họ cảm thấy bị ám ảnh với việc uống thuốc mỗi ngày và cảm thấy mình như bị những viên thuốc cầm tù. Hay nhiều trường hợp khó có thể can thiệp điều trị bằng thuốc chuyên sâu như: bà mẹ đang mang thai, đang cho con bú hoặc người có bệnh lý nền,...
Gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Uống thuốc điều trị trầm cảm sẽ để lại rất nhiều tác dụng phụ như:
- Rối loạn nhịp tim
- Khô miệng
- Rối loạn tiêu hóa
- Rối loạn chức năng tình dục
- Hoa mắt, chóng mặt
- Luôn trong trạng thái lờ đờ, buồn ngủ
- Tăng cân nhanh
Trong đó, việc tinh thần luôn lờ đờ và rối loạn chức năng tình dục luôn là 2 lý do chính khiến nhiều người bệnh từ bỏ việc sử dụng thuốc, đặc biệt là giới trẻ.
Chia sẻ từ nhà chuyên gia, việc điều trị trầm cảm bằng thuốc sẽ được chia thành hai giai đoạn đó là giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì. Trong đó, thời gian điều trị tấn công sẽ kéo dài trong khoảng 6 - 12 tuần và thời gian uống thuốc duy trì sẽ kéo dài từ 16 - 20 tuần.
Như vậy, để điều trị trầm cảm người bệnh sẽ mất tối thiểu 6 tháng cho mỗi đợt. Trong vòng 15 ngày đầu điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy sức khỏe có tiến triển tích cực. Nhưng khi bước sang tháng thứ 2, các dấu hiệu trầm cảm sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu và cần điều trị tích cực hơn. Nếu người bệnh ngừng thuốc tại thời điểm này, sẽ khiến toàn bộ công sức điều trị về con số 0 hoặc thậm chí là số âm.
Tâm lý trị liệu - Giải pháp khắc phục những hạn chế trong điều trị trầm cảm hiện nay
Trong xã hội hiện đại ngày nay thì trầm cảm được nhận định là căn bệnh phổ biến và gây ra mối nguy hiểm đến tính mạng con người ở ngưỡng báo động. Chứng bệnh nguy hiểm này có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ, người già, người trưởng thành và nặng nề nhất là ở phụ nữ đang mang thai hoặc vừa sinh con nhỏ.
Chúng ta cũng đã chứng kiến có không ít các sự việc thương tâm như “mẹ giết con ruột vừa chào đời vì trầm cảm” hay nhiều hoàn cảnh tự sát do trầm cảm kéo dài. Lúc này, sự xuất hiện của tâm lý trị liệu đã như “chiếc phao cứu sinh” cho hàng triệu người trên thế giới.
Trước những mặt hạn chế mà phương pháp điều trị truyền thống gặp phải, giải pháp trị liệu tâm lý sẽ đem đến những hiệu quả thần kỳ sau:
Điều trị tận gốc bệnh lý và tránh tái phát bệnh
Mục tiêu điều trị chứng trầm cảm của liệu pháp tâm lý chính là đi sâu vào trong tâm trí con người và tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm có thể là do:
- Gặp phải các tình huống sang chấn tâm lý
- Có trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, trong vô thức, tiềm thức
- Người bệnh có lối sống tiêu cực, định nghĩa sai lệch với cuộc sống thực tại
- Gặp sức ép trong tâm lý do áp lực cuộc sống, công việc, tình cảm
Theo đó, việc tìm kiếm được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh là yếu tố quyết định đến kết quả điều trị và khả năng tái phát bệnh trở lại.
Chia sẻ từ chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến cho biết: “Có một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm sau sinh nhưng có đời sống hôn nhân đầm ấm, kinh tế ổn định và chính gia đình cũng không thể biết được lý do tại sao lại mắc phải chứng bệnh này. Sau 4 năm chiến đấu với bệnh tật, gia đình đã tìm đến Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và được can thiệp trị liệu chứng trầm cảm do nỗi ám ảnh việc cho con bú của người bệnh.
Qua thời gian trị liệu được biết, người bệnh từng có nỗi ám ảnh việc nhìn thấy mẹ con em trai bú và tiếng khóc của em trai. Vì vậy, trong thời gian mang bầu người bệnh đã lo lắng quá độ về việc sau này cho con bú thế nào, tiếng khóc của con ra sao khiến tình trạng bệnh lý bắt đầu được “ươm mầm”. Sau khi sinh con, công thêm việc thay đổi nội tiết tố nên đã dẫn đến tình trạng trầm cảm. Sau thời gian can thiệp tích cực tại Trung tâm NHC, hiện người bệnh đã đón thêm đứa con thứ 2 và có một sống hạnh phúc hơn.”
Nhà chuyên môn sẽ áp dụng các kỹ thuật trị liệu tâm lý để tác động tới tâm trí con người và tìm ra nguyên nhân gây bệnh thật sự
Điều trị không cần dùng thuốc - an toàn tuyệt đối
Theo nhận định từ Hippocrates - người thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử thời Hy Lạp cổ đại, để chữa khỏi bệnh cho con người thì người thầy thuốc buộc phải sử dụng tốt ba công cụ đó là: cây cỏ, con dao và lời nói. Trong đó, liệu pháp tâm lý chính là giải pháp sử dụng lời nói để trị bệnh cho con người.
Các nhà chuyên môn sẽ sử dụng kỹ thuật lời nói thông qua ngôn ngữ, biểu đạt cùng nhiều liệu pháp khác nhau để tác động đến vùng sâu trong tâm trí con người. Qua đó để tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh và đánh thức sức mạnh tự chữa lành để người bệnh hồi phục sức khỏe tâm lý, thể chất một cách hoàn toàn tự nhiên.
Chỉ tính đến năm 1994, con người đã nghiên cứu thành công 600 liệu pháp can thiệp khác nhau. Trong đó, có 400 liệu pháp được sử dụng cho người trưởng thành và 200 liệu pháp áp dụng riêng cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.
Nhờ những nghiên cứu vượt bậc của ngành tâm lý học đã giúp giải pháp trị liệu tâm lý mở rộng hơn phạm vi can thiệp và có thể áp dụng an toàn cho mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau.
Không gây biến chứng hay tác dụng phụ
Trong suốt quá trình can thiệp trị liệu, nhà chuyên môn sẽ không yêu cầu người bệnh phải sử dụng bất kỳ bài thuốc nào mà chỉ áp dụng các kỹ thuật như lời nói, âm nhạc, biểu cảm,... để tác động tới tâm trí người bệnh. Việc áp dụng này sẽ không để lại bất kỳ biến chứng, tác dụng phụ hay sự lệ thuộc nào cho người bệnh sau khi can thiệp.
Việc can thiệp tâm lý trị liệu đòi hỏi tính hợp tác và ý chí của người bệnh rất nhiều. Các nhà chuyên môn sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn và thúc đẩy ý chí, năng lực tự thân trong con người. Để đạt được hiệu quả trị liệu cao nhất, người bệnh cần có lòng tin vào liệu pháp mà mình đang áp dụng và nhà chuyên môn mà mình lựa chọn.
Trước sức mạnh đáng kinh ngạc của liệu pháp tâm lý, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, tâm lý trị liệu bỗng chốc trở thành xu hướng điều trị của thời đại mới và là một phát minh có giá trị nhất trong suốt hàng thập kỷ qua.
Địa chỉ can thiệp tâm lý trị liệu uy tín - hiệu quả nhất hiện nay
Nếu như tâm lý trị liệu là bước tiến mới trong việc điều trị các chứng bệnh của thời đại; thì Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cũng là sự khởi đầu mới trong việc trị liệu của người dân nước ta.
Bởi lẽ, NHC là đơn vị sở hữu độc quyền phương pháp tâm lý trị liệu bài bản, được xây dựng dựa trên nhiều kết quả nghiên cứu khoa học chuẩn quốc tế. Đồng thời, đây cũng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu ở Việt Nam.
Đặc biệt trong lĩnh vực can thiệp chứng trầm cảm, NHC Việt Nam sở hữu đội ngũ Chuyên gia tâm lý - Master Coach giỏi, trình độ cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Chính vì vậy, Trung tâm NHC đã đạt được những thành công nhất định và giúp cho rất nhiều người tìm lại cuộc sống khỏe, tâm an.
Quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và phương pháp trị liệu trầm cảm không dùng thuốc có thể đến trực tiếp địa chỉ: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, liên hệ Tổng đài tư vấn: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc truy cập Website: tamlytrilieunhc.com
Có thể bạn quan tâm: