Mụn trứng cá là tình trạng da liễu phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Nó gây ra cảm giác rất khó chịu, khiến nhiều người không dám nhìn khuôn mặt mình trong gương, bởi họ thường “sở hữu” một làn da lởm chởm, thâm sẹo.
Virus corona (Covid-19) sống sót trong nhiệt độ bao nhiêu?
- Cập nhật : 19/02/2020
Có rất nhiều đồn đoán rằng, virus corona (Covid-19) có thể sống ở điều kiện nền nhiệt thấp (không quá 25 độ C) và độ ẩm không khí cao. Vì thế, để phòng tránh lây nhiễm virus Covid-19, nhiều người đã lựa chọn bật điều hòa ở nhiệt độ cao và dùng máy sưởi. Vậy thực hư vấn đề này ra sao, Covid-19 sống sót trong nhiệt độ bao nhiêu? Và đâu mới là cách phòng tránh Covid-19 an toàn, hiệu quả? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài viết này.
Virus corona chủng mới 2019 (Covid-19) là gì?
Hiện nay, virus corona chủng mới 2019 là virus gây biến chứng viêm phổi cấp, chúng được ký hiệu là 2019-nCoV. Hay gần đây nhất, chúng còn được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng với chữ viết tắt Covid-19. Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO giải thích, Covid-19 là ký hiệu của: "Co" là viết tắt của "corona", "vi" của "virus", "d" là "dịch bệnh" (disease), “19” là viết tắt của năm 2019.
>>> Độc giả có thể xem thêm kiến thức cơ bản về virus corona TẠI ĐÂY.
Covid-19 có thể sống sót ở nhiệt độ bao nhiêu?
Trên lý thuyết, Covid-19 có khả năng sống sót trong môi trường bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là ở điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết mát và lạnh, ẩm - thích hợp nhất là dưới 25 độ C – giống đặc tính chung cho cả họ virus corona.
Dù khả năng sinh tồn của virus này trong điều kiện nhiệt độ cao bị hạn chế. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ, chính thức nào chứng minh về khả năng tồn tại của Covid-19 ở môi trường ngoài cơ thể với nhiệt độ cao. Với nền nhiệt ở Việt Nam, cụ thể như ở Miền Nam (TP.HCM) thời gian gần đây, nhiệt độ thường trên khoảng 29 độ C khiến cho virus bị hạn chế sinh trưởng và lây lan, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ dịch bùng phát mạnh hơn. Nhưng ngược lại, ở Miền Bắc nước ta với đặc điểm thời tiết lạnh và mưa nhiều, độ ẩm cao trong không khí là điều kiện thuận lợi cho Covid-19 bùng phát mạnh.
Hơn nữa, Covid-19 có thể tồn tại đến 3 - 4 ngày trên bề mặt các vật liệu kim loại, gỗ, vải, giấy, da tay, 4 - 5 ngày trong nước bọt và dịch tiết hô hấp của bệnh nhân. Chúng có thể sống và tồn tại với hoạt lực cao ở nhiệt độ thấp 4 - 20 độ C trong 5 ngày, chỉ mất khả năng lây nhiễm ở môi trường ngoài sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (tia UV) và các hóa chất y tế có tác dụng khử trùng ở nồng độ thường thì có thể tiêu diệt được virus trong vòng 60 phút.
Vì thế, nếu tiếp xúc với nguồn bệnh thì tỷ lệ nhiễm Covid-19 rất lớn. Do đó, mọi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh ngay từ sớm, nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
>>> Độc giả có thể xem thêm vì sao nhiều người tiếp xúc với virus corona vẫn không bị lây nhiễm TẠI ĐÂY.
Vậy tăng nhiệt độ điều hòa hay sử dụng đèn sưởi có tiêu diệt virus Covid-19 không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ ít nhiều cũng có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của virus Covid-19, tuy nhiên, không phải cứ nhiệt độ càng cao thì virus này có thể chết hoàn toàn.
Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, California, Mỹ, khả năng sống của virus Covid-19 sẽ bị giảm hơn 1000 lần ở nhiệt độ cao hơn 38 độ C và độ ẩm trên 95%. Ánh sáng mặt trời cũng là một nguồn năng lượng hữu hiệu khiến virus này trở nên bất hoạt. Tuy nhiên, Covid-19 thường tồn tại và lây truyền nhanh chóng từ vật chủ là cơ thể người. Bình thường, cơ thể chúng ta duy trì dao động nhiệt độ 36,5 - 37 độ C. Một người sốt cao cũng chỉ lên đến 39 - 40 độ C. Nếu ở nền nhiệt này, virus vẫn có thể sống sót. Virus chỉ có thể chết khi hệ miễn dịch cơ thể khỏe mạnh, đủ để nhận diện và tiêu diệt, loại bỏ tế bào chứa virus Covid-19 này ra khỏi cơ thể.
Do đó, việc bật điều hòa cao hơn 25 độ C và dùng máy sưởi là hoàn toàn sai lầm, chúng không có tác dụng triệt để trong việc tiêu diệt virus hay giúp bạn phòng chống Covid-19 hiệu quả. Mặt khác, việc bật điều hòa trên 25 độ C còn khiến không khí khô, thiếu độ ẩm, khiến bị khô da, niêm mạc, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập. Bởi vậy, cách tốt nhất là nên áp dụng các phương pháp của Bộ Y tế khuyến cáo trong việc phòng ngừa virus Covid-19 như:
- Tránh đi lại, du lịch nếu đang có hiện tượng sốt, ho hoặc khó thở và cần tới viện kiểm tra ngay.
- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau sử dụng khăn giấy, hãy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay.
- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
- Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Tất cả các biện pháp trên là cần thiết, giúp hạn chế khả năng lây nhiễm virus corona, bảo vệ cơ thể từ bên ngoài. Nhưng để phòng ngừa hiệu quả thì chúng ta cần kết hợp từ ngoài vào trong. Bởi vì việc bảo vệ cơ thể từ bên trong bằng cách TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG chính là yếu tố quyết định giúp chúng ta chống chọi với mọi loại bệnh tật, kể cả virus corona.
>>> Độc giả có thể xem thêm cách tăng sức đề kháng, phòng chống virus corona TẠI ĐÂY.
Tại sao tăng cường miễn dịch lại giúp phòng ngừa Covid-19?
Để ngăn chặn Covid-19 hiệu quả, chúng ta cần có một hệ miễn dịch chắc chắn nhất. Lúc này, cơ thể sẽ được bảo vệ an toàn bởi “hàng rào” hệ thống miễn dịch, khiến virus corona ít có cơ hội gây hại cho dù xâm nhập được vào bên trong.
Theo y học cổ truyền thì “chính khí tồn nội, tà bất khả can”. Có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể là “chính khí” có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh virus, vi khuẩn, trong đó có bệnh do virus corona, “chính khí” có khỏe thì “tà” không thể xâm nhập. Hệ miễn dịch giống như một “tấm khiên” vững chắc, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus và giúp chúng ta chống chọi với các loại bệnh tật.
Hệ thống miễn dịch của con người bao gồm các hạch và cơ quan chạy khắp cơ thể. Các tế bào miễn dịch đều được tạo ra từ tủy xương - nơi có cấu trúc xốp, chứa các tế bào gốc tạo ra chúng. Sau đó, các tế bào này đến những cơ quan miễn dịch như: Tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết (Lymph node) để được tập huấn và trở thành các tế bào miễn dịch trưởng thành với đầy đủ khả năng chiến đấu, bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công gây nguy hại cho cơ thể dù là tác nhân ở bên trong hay bên ngoài.
Dựa vào chức năng, các tế bào miễn dịch được chia làm 2 nhóm chính. Nhóm 1 được gọi với tên khoa học là Innate Immunity (miễn dịch tự nhiên hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh – miễn dịch không đặc hiệu). Nhóm này bao gồm các tế bào ở hệ thống da, niêm mạc,… được kích hoạt và đáp ứng rất nhanh. Khi hệ miễn dịch không đặc hiệu khỏe mạnh, có thể chỉ trong vài giờ sau khi các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể, chúng đã nhận diện và ngăn chặn được đối tượng. Tuy nhiên, hệ miễn dịch này không phân biệt được đó là virus, vi khuẩn, chỉ biết không phải “người quen” là sẽ ngăn chặn lại ngay.
Nhóm thứ 2 được gọi với tên khoa học là Adaptive Immunity (miễn dịch đáp ứng – miễn dịch đặc hiệu), nhóm này gồm các đại thực bào, Lympho-T, Lympho-B... Đặc thù của nhóm này là có thể nhận diện chính xác các đối thủ tấn công cơ thể, sau đó truyền tín hiệu cho nhóm 1. Tuy có phần chậm, nhưng hoạt động của nhóm này rất đặc hiệu và hiệu quả, chúng có thể phát hiện, nhận dạng, phân loại thủ phạm, sau đó tìm kiếm triệt để các tác nhân độc hại ẩn nấp ở tế bào và loại bỏ, tiêu diệt chúng khỏi cơ thể.
Như vậy, muốn phòng virus corona từ bên trong thì cách tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch bằng các biện pháp đơn giản như: Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng và các sản phẩm tăng sức đề kháng hàng ngày. Từ đó, sẽ giúp phòng ngừa Covid-19 xâm nhập hoặc gây biến chứng nặng nề cho cơ thể. Hiện nay, trên thị trường khá nhiều các sản phẩm được quảng cáo là giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, sản phẩm nổi tiếng được rất nhiều người chọn lựa và cho kết quả tốt là cốm Subạc.
Tại sao cốm Subạc lại giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa Covid-19 hiệu quả?
Cốm Subạc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng hiệu quả là nhờ vào thành phần chứa các thảo dược, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, chúng tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu. Cụ thể:
- Cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, vitamin C, kẽm gluconate, cao lá xoài, cao tạo giác thích,... giúp chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên (kháng sinh thực vật), tiêu diệt vi khuẩn, virus, chống lại các tổn thương da và niêm mạc,... tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu, từ đó tăng sức đề kháng. Tạo “lá chắn thép” vững chắc, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, trong đó có Covid-19.
- Vitamin C, kẽm gluconate, L-Lysine, Kali iodid: Giúp tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu, lympho B, lympho T, đại thực bào,... tăng khả năng nhận diện và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn xâm nhập, trong đó có Covid-19. Đồng thời, sản phẩm còn cung cấp các acid amin, vi chất cần thiết cho sự sản sinh của tế bào miễn dịch, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh, cụ thể trong trường hợp này đó là ngăn chặn sự tấn công của virus corona.
Tóm lại, ở nhiệt độ trên 25 độ C thì Covid-19 vẫn có thể sống sót và gây hại cho con người. Do đó, bạn không nên sử dụng điều hòa hay đèn sưởi mà thay vào đó là tìm giải pháp để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhằm ngăn chặn và loại bỏ virus hiệu quả. Để làm được điều này, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa các thảo dược, vitamin, khoáng chất cần thiết nhằm nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể như cốm Subạc. Hãy lựa chọn uống cốm Subạc để yên tâm vượt qua đại dịch Covid-19, bạn nhé!
Để được tư vấn thêm về cách tăng cường miễn dịch, bạn có thể gọi tới tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc gọi (zalo/viber): 0916755060 - 0916757545.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh
Hồng Hoa