Phái mạnh luôn dành mối quan tâm đặc biệt cho kích thước của dương vật. Theo phái mạnh, một “cậu nhỏ” vạm vỡ, khỏe mạnh sẽ khiến họ tự tin hơn trên giường.
Kiểm soát huyết áp giúp phòng ngừa rối loạn cương dương
- Cập nhật : 08/12/2016
(Suc Khoe)
Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới lo âu hoặc thậm chí là rối loạn cương dương và huyết áp cao là một trong số chúng.
Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới lo âu hoặc thậm chí là rối loạn cương dương và huyết áp cao là một trong số chúng. Mặc dù rối loạn này cũng có liên quan tới tuổi và các yếu tố sinh lý khác, tuần hoàn máu trong cơ thể có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe của “cậu nhỏ” và sự cương cứng tốt hơn.
Huyết áp liên quan tới rối loạn chức năng cương dương như thế nào?
Huyết áp cao gây hẹp và co thắt mạch máu có thể dẫn tới cản trở lưu thông máu từ tim tới các cơ quan còn lại của cơ thể trong đó có “cậu nhỏ”. Ngoài ra, một số thuốc huyết áp cũng có thể dẫn tới tình trạng này hoặc làm tình trạng trầm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn bị huyết áp cao và có vấn đề về khả năng cương cứng, bước đầu tiên là nên đi kiểm tra huyết áp.
Dưới đây là một số cách điều trị huyết áp cao:
- Tập thể dục hàng ngày để tăng cường lưu thông máu giúp xử lý rối loạn cương dương. Tập ngồi xổm nhiều hơn vì nó giúp bạn hoạt động phần dưới cơ thể và cải thiện tuần hoàn tới bộ phận sinh dục, từ đó giúp “cậu nhỏ” hoạt động tốt hơn. Tất cả những điều này có thể giúp cho tim khỏe mạnh và đối phó được với những vấn đề về huyết áp cao.
- Ăn sa lát hàng ngày. Hãy bổ sung củ cải đường vào thực đơn. Nitrat có trong củ cải đường giúp làm giãn các mạch máu. Vì vậy ăn nhiều củ cải đường dưới mọi hình thức, ăn sống, uống nước ép hoặc chế thành món rau đều có lợi cho bạn.
- Dùng thuốc thường xuyên
Nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ dần, bạn cần dùng thuốc kiểm soát huyết áp, dùng thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, nhớ là một số thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao có thể cũng dẫn tới rối loạn cương dương. Vì vậy, không chỉ cho các bác sĩ về tình trạng sức khỏe tim mà còn cả về khả năng “yêu” của bạn để tránh những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng.
BS Cẩm Tú
(Theo THS/ Univadis)