Những người lớn tuổi đang ngày càng dễ bị tổn thương, cả ở yếu tố thể chất lẫn tinh thần. Sự bất ổn tinh thần, không có con cái chăm sóc, đang mắc bệnh mạn tính, bệnh ung thư, mất khả năng tự điều chỉnh, và dần dần dẫn đến bị cô lập trong trạng thái trầm cảm. Hiện nay, tự tử ở người cao tuổi có chiều hướng tăng lên, đang là mối lo lắng của nhiều nước. người già
Chú ý khi dùng thuốc chống trầm cảm ở người cao tuổi
- Cập nhật : 09/06/2015
Trầm cảm là một bệnh lý thường gặp và là một bệnh lý về tâm thần phổ biến hay gặp nhất ở người già. Tuy nhiên, đặc điểm trầm cảm ở người già có những khác biệt so với với người trẻ, chính vì vậy mà để chẩn đoán trầm cảm ở người già thường khó khăn hơn so với người trẻ. Tỷ lệ tự sát ở người già mắc trầm cảm tương đối cao, vì vậy việc phát hiện, điều trị trầm cảm ở người già có vai trò rất quan trọng.
Trong điều trị, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm là cần thiết nhưng cần phải lưu ý một số đặc điểm sinh lý của người già. Việc đáp ứng với thuốc điều trị ở người già thường lâu hơn so với người trẻ. Người già thường nhạy cảm với thuốc hơn so với người trẻ, sự chuyển hoá thuốc và đào thải thuốc cũng chậm hơn, do vậy liều dùng thuốc với người già cần phải thấp hơn so với người trẻ khi mới bắt đầu điều trị. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể nguy hiểm hơn so với người trẻ. Ví dụ như đối với loại thuốc amitriptylin có thể gây tụt huyết áp tư thế khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột. Thông thường đối với người cao tuổi, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm thường ưu tiên loại thuốc thế hệ mới SSRI ít tác dụng phụ.
Liệu pháp tâm lý là một cách điều trị quan trọng đối với trầm cảm ở người có tuổi, vì người già rất cần có sự trợ giúp của bạn bè, gia đình và sự nâng đỡ về mặt xã hội. Liệu pháp tâm lý thường kết hợp với việc dùng thuốc nhưng tâm lý liệu pháp rất có giá trị trong những trường hợp người bệnh không muốn dùng thuốc hoặc phải ngừng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc. Việc điều trị và theo dõi như thế nào cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
(Theo BS. Trịnh Thị Bích Huyền - Bệnh viện Bạch Mai // Sức khỏe & Đời sống)
Trở về