Thói quen được hình thành theo thời gian và mọi người chủ quan cho rằng chúng không đủ gây hại. Tuy nhiên nhiều thói quen xấu sẽ làm tổn thương cơ thể, đặc biệt là đe dọa sức khỏe não bộ.
5 thói quen làm việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Cập nhật : 16/03/2019
Có những thói quen tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Mặc dù vì tính chất công việc, bạn không thể tránh khỏi, nhưng bạn cũng nên cân nhắc đến việc hạn chế những thói quen này để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật sau này. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết các thói quen đó là gì, từ đó có hướng thay đổi tích cực nhé!
Cập nhật thông tin việc làm nhanh nhất tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ho-chi-minh/HCM
Thức khuya
Có nhiều công việc không chỉ làm ban ngày mà buộc phải tranh thủ luôn cả không gian yên ả vào buổi tối, chẳng hạn như viết lách, vẽ, thiết kế, lên kế hoạch dự toán... Hoặc bạn thức khuya để cố gắng giải quyết nốt phần còn lại nhằm nâng cao chất lượng công việc hay làm thêm mong tăng thu nhập. Tuy nhiên, thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng cực xấu đến sức khỏe như giảm trí nhớ, nhanh lão hóa và làm cơ thể mệt mỏi, mất tập trung, ảnh hưởng trực tiếp đến ngày làm việc sau đó.
thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng cực xấu đến sức khỏe như giảm trí nhớ, nhanh lão hóa và làm cơ thể mệt mỏi, mất tập trung, ảnh hưởng trực tiếp đến ngày làm việc sau đó.
Nếu làm công việc có tính chất bắt buộc phải thức khuya (chẳng hạn như bác sĩ trực cấp cứu hay bảo vệ trực đêm...) thì bạn phải chấp nhận. Còn ngoài ra, nên hạn chế. Nếu việc không quá cấp thiết, hãy cố gắng sắp xếp thời gian biểu hợp lý để hoàn thành sớm, đảm bảo sức khỏe.
Làm việc liên tục hoặc quá sức trong thời gian dài
Theo nghiên cứu khoa học, đồng hồ sinh học của con người có thể duy trì hoạt động tốt trong mỗi 45 phút. Có nghĩa là cứ 45 phút, bạn buộc phải ngưng để thư giãn một chút. Nhiều người có thói quen làm việc vô độ, làm một mạch liên tục không nghỉ ngơi, thậm chí nhịn luôn ăn uống,... Thói quen này sẽ tác động đến các cơ quan của cơ thể, nếu kéo dài sẽ gây rối loạn.
Tương tự, quá tập trung làm việc trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi cũng gây hại. Chẳng hạn, làm liên tục trong 3,6 tháng hay thậm chí một năm mà không có một kì nghỉ dưỡng để phục hồi. Cơ thể không được nạp lại năng lượng sẽ mất dần sức lực và sự sáng tạo, linh hoạt... Tình trạng này sẽ làm cơ thể bị quá tải, lâu ngày dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và suy nhược.
Thói quen làm việc tùy hứng, bừa bãi
Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink chia sẻ, có những việc đáng lẽ chỉ mất ít thời gian, ít công sức nhưng vì không lên kế hoạch rõ ràng, tùy hứng nên cuối cùng phải trễ thời hạn và mất công nhiều hơn. Thói quen này tưởng chừng như chỉ ảnh hưởng đến năng suất nhưng nó cũng gây nhiều tác hại đối với sức khỏe của bạn, bởi nó khiến bạn dễ căng thẳng, mệt mỏi, nhất là khi lượng công việc dồn dập.
Không sử dụng đồ bảo hộ
Nếu làm trong môi trường độc hại mà bạn bỏ qua việc phải sử dụng đồ bảo hộ thì thật nguy hiểm. Ví dụ bạn thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, tia lửa hàn hay khói bụi, ô nhiễm... Tất cả sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Vì vậy, tạo cho mình thói quen cẩn thận. Dành ra một chút thời gian để trang bị cho mình đồ bảo hộ, tuyệt đối không nên bỏ qua. Nó không chỉ làm bạn mệt mỏi, bị thương mà nghiêm trọng hơn, về lâu dài còn mắc phải các bệnh nan y - vấn đề rất phổ biến hiện nay.
Lạm dụng chất kích thích
Thói quen sử dụng quá nhiều trà và cà phê trong thời gian dài còn gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Sử dụng một vài ly cà phê hay ly trà sẽ giúp cho bạn khởi đầu ngày mới hứng khởi hơn. Cà phê hay trà còn có tác dụng giúp tỉnh táo, vượt qua cơn buồn ngủ để làm việc. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá sẽ gây tác dụng ngược. Trà và cà phê có chứa cafeine nếu uống quá nhiều sẽ gây rối loạn nhịp tim, huyết áp. Nó còn gây kích ứng dạ dày và niêm mạc ruột non... Thói quen sử dụng quá nhiều trà và cà phê trong thời gian dài còn gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Dù làm công việc gì thì sức khỏe là quan trọng nhất, vẫn cần phải đảm bảo. Bạn đã có thể hỉnh thành thói quen thì hoàn toàn có thể loại bỏ thói quen đó. Chỉ cần chịu khó tập thay đổi dần từng ngày, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe – vốn là tải sản lớn nhất của mỗi con người.
Đặng Hảo