Liệu có cách nào để tăng testosterone một cách tự nhiên? Những gì bạn ăn sẽ có tác động rất lớn đến sức khỏe của bạn, tương tự lối sống của bạn cũng sẽ giúp bạn có sức khỏe hoặc ngược lại gây nên bệnh tật. Hãy đọc bài viết này để có thông tin hữu ích mà bạn quan tâm nhé!
11 loại thực phẩm giàu kali bạn cần biết
- Cập nhật : 19/05/2018
Kali đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện nhiều quy trình của cơ thể. Sau đây là những loại thực phẩm giàu kali mà bạn có thể sử dụng để bổ sung kali, theo trang tin Health Line.
Đậu trắng
Đậu và đậu lăng là những nguồn cung cấp kali hiệu quả. Đậu trắng là một trong những nguồn tốt nhất. Bên cạnh đó, đậu trắng còn chứa những lượng đáng kể thiamine, folate, sắt, magnesium và manganese.
Khoai tây và khoai lang
Khoai tây trắng không luôn luôn là loại rau giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó là một trong những nguồn kali sẵn có tốt nhất. Đáng chú ý là riêng phần vỏ tập trung đến 1/3 hàm lượng kali, vì thế ăn khoai tây không bỏ vỏ là cách tốt nhất để bạn tận dụng dưỡng chất này.
Khoai lang cũng chứa một hàm lượng kali đáng kể nên bạn đừng nên bỏ qua.
Củ cải đường
Củ cải đường có vị ngọt tự nhiên. Không chỉ giàu kali, loại thực phẩm này còn chứa nhiều folate, manganese và các chất chống ô xy hóa.
Cải bó xôi
Đây là loại thực phẩm rất giàu dưỡng chất, trong đó có kali. Ăn cải bó xôi cũng đồng thời giúp bạn bổ sung các vitamin A, K và manganese.
Cà chua và nước sốt cà chua
Cà chua và các chế phẩm từ loại quả này, chẳng hạn như sốt cà chua, chứa đầy kali. Bạn cũng có thể tăng cường vitamin A, C, E, B6 và đồng bằng việc ăn cà chua và nước sốt cà chua.
Cam và nước cam
Những loại quả có múi như cam nổi tiếng là “kho” vitamin C, nhưng chúng cũng là một nguồn kali đáng kể. Chúng cũng chứa nhiều folate, vitamin A, thiamine và các chất chống ô xy hóa.
Chuối
Chuối nổi tiếng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Thực tế, một quả chuối cỡ vừa chứa 422 mg kali, tức 12% mức hấp thu khuyến nghị hằng ngày đối với kali.
Bơ
Bơ cực kỳ bổ dưỡng và thơm ngon. Bơ chứa nhiều chất xơ, chất chống ô xy hóa, các vitamin C, K, B6, folate và a xít pantothenic. Loại quả này cũng là một nguồn cung cấp kali đáng kể. Một quả bơ cỡ vừa có thể đáp ứng 20% mức khuyến nghị hằng ngày.
Sữa chua
Sữa chua nổi tiếng hơn về khả năng hỗ trợ đường ruột, nhưng nó cũng là một nguồn cung cấp kali đáng kể. Với mỗi 245 g sữa chua, cơ thể hấp thu 11% mức khuyến nghị hằng ngày đối với kali.
Cá hồi
Cá hồi chứa protein chất lượng cao, a xít béo Omega-3 cùng nhiều vitamin và khoáng chất, trong đó có kali. Phân nửa một miếng phi lê đáp ứng 15% mức khuyến nghị kali hằng ngày.
Nước dừa
Không chỉ là một loại nước giải khát tự nhiên tốt cho sức khỏe, nước dừa còn là một nguồn kali đáng kể. Uống 1 ly (240 g) nước dừa có thể đáp ứng 13% mức khuyến nghị hằng ngày đối với kali.
Quyên Quân
Theo Thanh Niên