Câu hỏi 48: Xin cho biết đặt stent động mạch vành là gì? Làm như thế nào?
Câu hỏi 45: Tôi đã được đặt stent động mạch vành loại phủ thuốc? Xin cho hỏi stent này tồn tại được bao lâu? Có nguy cơ gì không?
- Cập nhật : 16/07/2017
Câu hỏi 45: Tôi đã được đặt stent động mạch vành loại phủ thuốc? Xin cho hỏi stent này tồn tại được bao lâu? Có nguy cơ gì không?
Stent là một khung đỡ bằng kim loại được đặt trong lòng động mạch vành, nhằm mục đích mở rộng lòng mạch vành bị hẹp và giữ nó không bị hẹp lại.
Stent là một khung đỡ bằng kim loại được đặt trong lòng động mạch vành, nhằm mục đích mở rộng lòng mạch vành bị hẹp và giữ nó không bị hẹp lại. Có hai loại stent mạch vành: stent thường và stent phủ thuốc. Stent phủ thuốc được tráng một lớp thuốc đặc biệt, lớp thuốc này sẽ được giải phóng dần dần vào lòng mạch sau khi đặt stent, ngăn ngừa tiến triển của mô sẹo. Qua đó giúp lòng mạch luôn trơn nhẵn và mạch vành không bị hẹp lại. Tỉ lệ mạch vành bị hẹp trở lại khi dùng stent phủ thuốc thấp hơn đáng kể so với khi sử dụng stent loại thường.
Stent phủ thuốc là một bước tiến lớn của ngành tim mạch can thiệp. Ngày càng có nhiều bệnh nhân được điều trị thành công bằng stent phủ thuốc. Nếu bạn được đặt stent phủ thuốc, có một số nguy cơ bạn cần lưu ý.
Đầu tiên, stent phủ thuốc làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Cục máu đông gây tắc stent là một biến chứng cấp tính và có tỉ lệ tử vong cao. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn phải uống thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel) đều đặn và không được tự ý bỏ thuốc. Nhiều nghiên cứu lớn tại Mỹ và Anh cho thấy bỏ thuốc có liên quan mật thiết với tỉ lệ tắc lại stent và sự gia tăng tỷ lệ tử vong.
Thứ hai, dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (như aspirin, clopidogrel) kéo dài đồng nghĩa với nguy cơ chảy máu tăng lên, đặc biệt là chảy máu dạ dày. Hãy báo cho thầy thuốc biết nếu bạn có sẵn các tình trạng bệnh lý dễ chảy máu hay bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đi khám thường xuyên để bác sỹ theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Cuối cùng, stent phủ thuốc hạn chế chứ không ngăn ngừa hoàn toàn hiện tượng tái hẹp. Vì thế dù tỷ lệ rất thấp, lòng mạch chỗ đặt stent vẫn có thể bị hẹp lại sau một thời gian đặt stent phủ thuốc nhất là nếu bạn không uống tuôsc đều. Khi được điều trị nội khoa phù hợp và đầy đủ, stent phủ thuốc tương đối an toàn cho người bệnh.
Nguồn: Hội tim mạch học Việt Nam