Câu hỏi 57: Các biện pháp nào để xác định bị bệnh động mạch vành?
Câu hỏi 54: Tôi bị bệnh động mạch vành, có thể chơi thể thao được không?
- Cập nhật : 19/07/2017
Câu hỏi 54: Tôi bị bệnh động mạch vành, có thể chơi thể thao được không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy vận động thể dục đều đặn và đúng cách cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời giảm tỉ lệ tái phát cơn đau thắt ngực.
Những bệnh nhân bệnh mạch vành thường e sợ hoạt động thể thao sẽ gây nguy hiểm cho quả tim của họ. Tuy nhiên, tập luyện thể dục thể thao đều đặn lại là một phần của quá trình điều trị. Nó có tác dụng hạn chế sự tiến triển của bệnh thông qua cải thiện các nguy cơ tim mạch khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường... Nhiều nghiên cứu cho thấy vận động thể dục đều đặn và đúng cách cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời giảm tỉ lệ tái phát cơn đau thắt ngực.
Bạn nên tránh những môn thể thao nặng, đòi hỏi nhiều oxy như chạy bộ, bơi nhanh, quần vợt. Thay vào đó, bạn có thể đi bộ, đạp xe, tập yoga, tập thái cực quyền, bơi chậm. Có một số nguyên tắc bạn nên tuân theo nếu muốn việc tập luyện thể thao thực sự đem lại lợi ích cho bệnh mạch vành của bạn:
Tập luyện đều đặn tất cả các ngày trong tuần (hoặc ít ra tối thiểu 4-5 buổi một tuần)
Tập luyện với cường độ vừa đủ, đủ để làm nóng cơ thể, ra mồ hôi nhẹ. Đừng tập đến mức gây khó thở.
Tránh những hoạt động thể lực có thể gây tăng áp lực lồng ngực hay áp lực ổ bụng.
Nếu bạn mới bắt đầu tập luyện sau thời gian bị bệnh, hãy khởi đầu với cường độ thấp trong thời gian ngắn, sau đó tăng dần mức tập và thời gian tập
Nguồn: Hội tim mạch học Việt Nam