Con tôi 13 tuổi, đang học lớp 8. Cháu thường xuyên bị nhức đầu nhẹ kèm chóng mặt làm ảnh hưởng đến việc học tập.
Hỏi: Phương pháp điều trị bệnh đổ mồ hôi tay, chân và nách
- Cập nhật : 09/06/2015
Hỏi: Em cháu năm nay đang học lớp 11. Em cháu bị bệnh phong thấp từ năm lớp 6. Nhưng dạo này bệnh phong thấp của em cháu có chiều hướng gia tăng. Ngày nào cũng bị đổ mồ hôi tay chân rồi nách. Nách thì bi đổ mồ hôi giọt giọt. Chỉ trừ những ngày có bão thì không bị đổ mồ hôi; nhưng ở Việt Nam thì quanh năm đều rất nóng; nên ngày nào em của cháu cũng bị đổ mồ hôi tay chân và nách.
Cháu nghe nói là bệnh phong thấp sẽ đưa đến rất nhiều bệnh không tốt về sau này; nên cháu rất lo; và đã viết email này để kính nhờ Bác Sĩ cho em cháu lời khuyên; cũng như là thông tin về điều trị bệnh phong thấp như thế nào.
Cháu rất biết ơn Bác Sĩ!
Trả lời:
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi. Thí dụ liên hệ một số bệnh như cường giáp trạng, ung thư nang thượng thận (pheochromocytoma), tiểu đường, buồn bã, suy tuyến não thùy, v…v… Khi bị đổ mồ hôi nhiều về ban đêm thì có thể do một số bệnh như lao, ung thư hạch, viêm bao tim, tiểu đường, bệnh người khổng lồ do kích thích tố somatotropin từ ung thư tuyến não thùy tiết ra quá nhiều, hay bệnh liên hệ thần kinh. Một vài loại đồ ăn, thức uống hay những chất caffeine, nicotine hay ngửi vài thứ cũng có thể gây đổ mồ hôi chân tay.
Bệnh có thể liên hệ kích thích tâm lý hay căng thẳng tâm thần. Theo một số nghiên cứu cho rằng bệnh có thể do di truyền.
Theo một giả thuyết thì bệnh có liên hệ thần kinh giao cảm và cũng có một số nghiên cứu khuyến cáo bệnh có thể do chức năng não bất bình thường. Bệnh gây chứng đổ mồ hôi dầm dề, đặc biêt ở bàn tay và bàn chân.
Cứ mỗi lần bị căng thẳng thì lại toát ra mồ hôi ở tay chân thật nhiều.
Hiện giờ có vài thứ thuốc có thể chữa cầm chừng đổ mồ hôi bệnh hyperhidrosis nhưng vì chưa rõ nguyên nhân nên chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu nhất. Có loại thuốc thoa dung dịch Aluminium chloride (hexalhydrate) có thể làm ngưng đổ mồ hôi. Hiện giờ ở Mỹ dè dặt không dùng Botox cho trẻ em vì FDA khuyến cáo có trường hợp tử vong. Một số bác sĩ giải phẫu quảng cáo phương pháp cắt bỏ giây thần kinh giao cảm trong lồng ngực, nhưng kết quả không tuyệt đối.
Nên tham khảo bác sĩ nội thương (đôi khi thêm bác sĩ chuyên khoa thần kinh, neurologist) và bệnh ngoài da.
(Theo Bs Trần Mạnh Ngô // yduocngaynay)