Tôi 45 tuổi. Gần đây trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày tôi thấy mình có hiện tượng hay quên. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi có thể dùng thuốc gì để cải thiện tình trạng này.

Tôi năm nay 27 tuổi. Huyết áp của tôi rất thấp (80/40). Tôi tập thể dục rất đều đặn, ăn trứng vịt lộn, thỉnh thoảng uống café và nước trà nhưng huyết áp vẫn không tăng. Tôi xin hỏi, làm cách nào để huyết áp tăng lên. Vì sao lại bị huyết áp thấp, bệnh này có nguy hiểm không?
Thanh Vân (Hà Nội)
Huyết áp không phải là một bệnh, mà đó chỉ là một trạng thái hay một triệu chứng gặp trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Gọi là huyết áp thấp khi huyết áp tối đa (hay huyết áp tâm thu) đo được có trị số < 100mm Hg. Chính vì huyết áp thấp chỉ là một trạng thái hay triệu chứng nên mức độ ảnh hưởng và biểu hiện triệu chứng của nó tùy thuộc vào bệnh lý gây nên huyết áp thấp (ví dụ bị trụy tim mạch do mất nước, mất máu, suy tim... hay tụt huyết áp do dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp; các bệnh nội tiết như suy tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận...). Có rất nhiều người (nhất là phụ nữ) khi đo huyết áp thường xuyên thấy thấp, nhưng vẫn sinh hoạt và làm việc hoàn toàn khỏe mạnh bình thường mà không có bất kể một biến chứng nào như bị tăng huyết áp. Chính vì vậy, nếu kiểm tra huyết áp thấy thấp, kèm theo các triệu chứng khó chịu thì cần phải khám xét xem có bệnh lý nào khác gây nên hạ huyết áp hay không, hoặc có dùng một loại thuốc nào khác ảnh hưởng tới huyết áp hay không và cũng nên kiểm tra huyết áp nhiều lần, với nhiều người kiểm tra khác nhau. Trường hợp của bạn, đo huyết áp thấy thấp, nhưng bạn vẫn làm việc và sinh hoạt bình thường không có gì đáng ngại.
Vì huyết áp thấp không phải là một bệnh, do vậy phương pháp điều trị phải tùy thuộc vào bệnh lý chính gây ra huyết áp thấp. Còn trong trường hợp huyết áp thấp kèm theo một số triệu chứng khó chịu, bạn có thể dùng một số thuốc hoặc biện pháp có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như uống 1 cốc nước trà đường hay trà gừng nóng. Về thuốc, hay được dùng nhất là viên heptamyl mỗi lần uống từ 1 - 2 viên x 2 lần/ngày. Một số thuốc khác ít dùng hơn như: ephedrin, salbutamol, theophyllin... theo đơn của bác sĩ.
(Theo TS. Hà Anh // Báo Sức khỏe và Đời sống)
Trở vềTôi 45 tuổi. Gần đây trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày tôi thấy mình có hiện tượng hay quên. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi có thể dùng thuốc gì để cải thiện tình trạng này.
Tôi 68 tuổi, có thể trọng quá cân (cao 1,64m, nặng 74kg). Tôi đang phải dùng thuốc hạ áp amlodipin và thuốc hạ mỡ máu simvastatin. Gần đây, tôi thấy có thông tin về tương tác có hại khi dùng đồng thời hai loại thuốc này. Thực hư chuyện này thế nào, mong bác sĩ tư vấn giùm. Xin cảm ơn!
Tôi bị viêm họng mạn tính. Vì thế bệnh thường xuyên bị tái phát. Xin hỏi có thể dùng thuốc điều trị như thế nào?
Tôi bị bệnh đái tháo đường đã nhiều năm nay. Thời gian gần đây lại bị đau các khớp, đi khám các bác sĩ bảo bị thoái hoá khớp. Nhiều người mách nên uống glucosamin. Xin báo tư vấn giúp glucosamin là thuốc gì? Tôi có nên dùng thuốc này không và dùng như thế nào?
Cháu nhà em hay bị ngạt mũi, nhất là khi thời tiết lạnh. Mỗi lần cháu ngạt mũi em thường nhỏ thuốc naphazolin cho cháu và thấy rất hiệu nghiệm, cháu thở được ngay. Xin hỏi dùng thường xuyên thuốc này có được không?
Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved
Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.
Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)