“Lần đầu tiên mẹ mắc ung thư, tôi đang là một đứa trẻ, chưa biết chuyện gì. Nhưng 12 năm sau, là một chuyên gia dinh dưỡng nên tôi biết khả năng tự chữa bệnh của cơ thể”.
Hở van động mạch chủ tăng nguy cơ suy tim
- Cập nhật : 01/08/2017
Hở van động mạch chủ thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm không có biểu hiện gì. Nhưng khi đã xuất hiện triệu chứng, thì bệnh lại có xu hướng tiến triển rất nhanh, dẫn đến suy tim toàn bộ và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Van động mạch chủ là lá van ngăn cách giữa động mạch chủ và tâm thất trái, có nhiệm vụ đóng mở, cho phép máu chỉ đi theo một chiều nhất định. Khi tim co bóp, lá van sẽ mở ra, máu được bơm từ tâm thất trái lên động mạch chủ vào hệ tuần hoàn, cung cấp oxy và dưỡng chất cho toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
Hở van động mạch chủ là gì?
Hở van động mạch chủ là tình trạng van không đóng kín, dẫn đến máu bị dồn ngược trở lại từ động mạch chủ về tim, làm tăng gánh nặng cho tâm thất trái và lâu dài sẽ dẫn đến suy tim.
Hình ảnh động mạch chủ bình thường và động mạch chủ bị hởHình ảnh động mạch chủ bình thường và động mạch chủ bị hở
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hở van động mạch chủ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do di chứng của thấp tim, chiếm tới 75 % các trường hợp. Ngoài ra còn có thể do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; bệnh van động mạch chủ bẩm sinh; viêm cột sống dính khớp; bệnh giang mai; lupus ban đỏ hệ thống; hay chấn thương…
Hở van động mạch chủ có thể được chẩn đoán bằng điện tâm đồ, X – quang tim phổi, siêu âm tim…
Hở van động mạch chủ tiến triển âm thầm trong nhiều năm
Bệnh hở van động mạch chủ mạn tính thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm mà không có biểu hiện gì. Bởi trong giai đoạn này, tim vẫn còn cơ chế tự bù trừ để chống lại các rối loạn. Chỉ đến khi chức năng thất trái bị suy giảm, tâm thất trái giãn nhiều, phân suất tống máu giảm, thì người bệnh mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Khi các triệu chứng đã xuất hiện, bệnh sẽ có khuynh hướng tiến triển khá nhanh. Ban đầu là biểu hiện mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, sau đó dần xuất hiện khó thở khi nằm, cơn khó thở kịch phát về đêm, cảm giác đau thắt ngực và cuối cùng là các dấu hiệu của suy tim toàn bộ.
• Bạn bị hở van động mạch chủ và chưa có triệu chứng rõ rệt, nhưng bạn rất lo lắng, bạn có thể đọc thêm về giải pháp hỗ trợ điều trị giúp làm chậm tiến trình hở van và phòng ngừa nguy cơ suy tim.
Trong trường hợp hở van động mạch chủ nặng và đã có triệu chứng, người bệnh dễ bị đột tử do các rối loạn nhịp tim liên quan đến phì đại và rối loạn chức năng thất trái.
Bệnh nhân hở van động mạch chủ vừa – nặng được điều trị nội khoa thường có tỷ lệ sống sau 5 năm là 75% và sau 10 năm là 50%. Tỷ lệ này sẽ tăng nếu họ được điều trị tích cực bằng thuốc, hay được chỉ định sớm thời điểm phẫu thuật hoặc cải tiến kỹ thuật mổ. Mặc dù thuốc có thể giúp cải thiện phần nào tiên lượng sống nhưng đó chỉ là giải pháp để trì hoãn thời gian mổ.
Điều trị hở van động mạch chủ ngay từ khi chưa có triệu chứng
Phân suất tống máu thất trái (EF) là thông số quan trọng nhất để xác định tỷ lệ sống còn ở người bệnh hở van động mạch chủ. Theo hiệp hội tim mạch New York, chỉ số EF ở người bình thường là trên 50%. Nếu chỉ số này của bạn thấp hơn, có nghĩa là chức năng thất trái đã có dấu hiệu bị suy giảm.
Đối với hở van động mạch chủ không nặng, phân suất tống máu của thất trái bình thường, buồng tim không giãn hoặc giãn rất ít, người bệnh cần được theo dõi hàng năm và đến khám ngay khi có triệu chứng. Siêu âm tim thường quy chỉ cần làm định kỳ 2 – 3 năm một lần.
Đối với hở van động mạch chủ vừa – nặng mạn tính, người bệnh phải được theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện các triệu chứng, sự thay đổi về kích thước và chức năng của thất trái, từ đó có chỉ định thay van tim. Khoảng thời gian giữa các lần theo dõi sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chức năng thất trái. Sau lần khám đầu tiên khoảng 2 – 3 tháng, nên siêu âm tim Doppler để kiểm tra lại nhằm đảm bảo tiến triển của bệnh không quá nhanh.
Việc điều trị hở van động mạch chủ cần phải phối hợp giữa điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân:
- Điều trị triệu chứng: người bệnh nên có chế độ làm việc bình thường, không quá sức; tránh lo lắng, căng thẳng, xúc động, dùng các thuốc an thần nhẹ; điều trị suy tim bằng thuốc trợ tim, lợi tiểu và chế độ ăn nhạt…
- Điều trị nguyên nhân: điều trị tích cực bệnh thấp tim và chống tái phát; nếu mắc bệnh giang mai, phải điều trị dứt điểm…
Hở van động mạch chủ cũng giống như hầu hết các bệnh tim mạch khác, nếu không được quan tâm điều trị tốt đều có thể dẫn đến suy tim và làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh. Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu rối loạn chức năng tâm thu thất trái, nên được xem xét để phẫu thuật ngay cả khi chưa có triệu chứng, để hạn chế bệnh tiến triển và giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
DS. Thu Thảo
Theo Suytim.com.vn