Chưa năm nào dịch tay chân miệng nóng như năm nay với hơn 20.000 ca mắc, 56 trường hợp tử vong. Đáng nói, dấu hiệu bệnh rất điển hình nhưng nhiều người vẫn nhầm với các bệnh có phát ban khác, nên không theo dõi chặt để kịp thời phát hiện biến chứng.
Ai dễ bị ung thư dạ dày?
- Cập nhật : 08/06/2015
Nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám điều trị ở các phòng mạch tư, phòng khám đa khoa trong một thời gian dài mà không được chụp hoặc soi dạ dày. Đến khi phát hiện ung thư dạ dày thì đã quá muộn không còn cách cứu vãn.
Nam giới mắc bệnh cao gấp ba lần nữ giới
Ung thư dạ dày là loại ung thư xuất phát từ thành dạ dày. Đa số trường hợp là loại ung thư biểu mô tuyến của niêm mạc dạ dày và một số ít trường hợp thuộc loại u ác lympho, u ác cơ trơn. Ung thư dạ dày thường gặp nhất ở đường tiêu hóa và đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư ở nam giới.
Nam giới bị bệnh này nhiều hơn nữ giới gấp ba lần. Hiện chưa có lời giải đáp vì sao có chênh lệch này. Tuổi mắc bệnh thường sau 50, nhưng thực tế gần đây cho thấy khá nhiều trường hợp xảy ra ở người trẻ hơn. Tỷ lệ mắc bệnh ở khu vực Hà Nội cao hơn TP.HCM. Trên thế giới, Nhật là nước có tỷ lệ bệnh này rất cao (69 ca/100.000 dân mỗi năm) nhưng người Nhật phát hiện bệnh rất sớm nhờ nội soi tầm soát nên khả năng điều trị khỏi bệnh rất tốt. Tỷ lệ mắc bệnh ở nước ta là 20 – 45 ca/100.000 dân mỗi năm, nhưng thường là phát hiện trễ nên khả năng điều trị khỏi bệnh thấp.
Thủ phạm gây ung thư dạ dày
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori được cho là nguyên nhân chính của bệnh ung thư dạ dày, mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ trong mối liên hệ nhân quả này. Không nên vội hoảng hốt khi bị nhiễm Helicobacter pylori, bởi ung thư dạ dày chỉ phát sinh trong khoảng 2% số người bị nhiễm và phải qua nhiều giai đoạn viêm nhiễm ở dạ dày nhưng không được điều trị trong thời gian dài. Ngoài ra, người ta còn nghi ngờ nhiều yếu tố nguy cơ khác như người có nhóm máu A, yếu tố di truyền, viêm dạ dày thể teo, ăn nhiều muối, thức ăn xào – rán – nướng – chả – hun khói…
Ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể không có biểu hiện gì hoặc có những triệu chứng không đặc hiệu về tiêu hóa như: chậm tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đau không rõ ràng vùng trên rốn, chán ăn… Khám bụng không thể phát hiện bất thường. Ở giai đoạn này, chỉ có nội soi dạ dày và sinh thiết qua nội soi là phương tiện hữu hiệu nhất để xác định bệnh. Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh cảm thấy đau âm ỉ vùng trên rốn, chán ăn, rất khó tiêu, sụt cân, mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao, có khi tiêu phân đen. Khám bụng có thể sờ thấy khối u vùng trên rốn, có thể không. Nội soi dạ dày hoặc chụp X-quang dạ dày dễ dàng phát hiện khối u. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân suy kiệt, thiếu máu nặng, phù. Đau vùng trên rốn trở nên dai dẳng, nôn ói, nôn ra máu. Khám có thể sờ rõ khối u trên rốn, bụng báng, u di căn lổn nhổn ở bụng. Bệnh ở giai đoạn này thì không còn phương cứu chữa.
Phải tầm soát bằng chụp X-quang dạ dày hoặc nội soi dạ dày thì mới có thể phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Nội soi phát hiện thương tổn sớm tốt hơn X-quang. Hiện ngành y tế vẫn chưa đáp ứng được việc tầm soát với tất cả mọi người dân, kể cả ở các nước phát triển. Người có yếu tố nguy cơ là đối tượng cần phải tầm soát như: bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, đã cắt bán phần dạ dày, polyp dạ dày, trong gia đình có người bị ung thư đường tiêu hóa, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Nếu có điều kiện thì mọi người trên 50 tuổi nên nội soi dạ dày tầm soát trong đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Phát hiện sớm, chữa khỏi có thể đạt 100%
Để phát hiện sớm ung thư dạ dày Phải tầm soát bằng chụp X-quang dạ dày hoặc nội soi dạ dày thì mới có thể phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Nội soi phát hiện thương tổn sớm tốt hơn X-quang. Hiện ngành y tế vẫn chưa đáp ứng được việc tầm soát với tất cả mọi người dân, kể cả ở các nước phát triển. Người có yếu tố nguy cơ là đối tượng cần phải tầm soát như: bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, đã cắt bán phần dạ dày, polyp dạ dày, trong gia đình có người bị ung thư đường tiêu hoá, có triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường xuyên. Nếu có điều kiện thì mọi người trên 50 tuổi nên nội soi dạ dày tầm soát trong đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ. |
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày là phẫu thuật cắt bỏ và kết hợp hóa trị sau mổ. Tùy giai đoạn bệnh, phẫu thuật có thể tiến hành qua nội soi đường miệng, nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật mở bụng. Ở giai đoạn sớm, ung thư chỉ khu trú ở lớp niêm mạc, có thể cắt bỏ một diện niêm mạc chứa thương tổn qua nội soi đường miệng mà không phải cắt một phần dạ dày. Ở giai đoạn ung thư đã xâm nhập các lớp của thành dạ dày, phẫu thuật thích hợp là cắt bán phần hoặc toàn bộ dạ dày (tùy vị trí ung thư ở phần dưới hay phần trên dạ dày) kèm theo là nạo vét các hạch xung quanh dạ dày. Phẫu thuật này có thể thực hiện qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở, tùy khả năng trang bị và trình độ kỹ thuật. Ở giai đoạn muộn hơn, ung thư đã ăn lan qua các bộ phận khác, không thể cắt bỏ, phẫu thuật chỉ giải quyết tạm bợ bằng cách nối vị tràng hoặc thậm chí chỉ đặt ống vào ruột non để nuôi ăn. Sau mổ, đối với các trường hợp có di căn hạch hoặc ung thư xâm lấn qua thành dạ dày, cần sử dụng hóa trị hỗ trợ. Có nhiều loại thuốc hóa trị sử dụng đơn độc hoặc phối hợp do các chuyên gia hóa trị chỉ định, dựa vào đặc điểm và giai đoạn của ung thư. Xạ trị hỗ trợ cũng có thể được chỉ định cho trường hợp khối u đã xâm lấn và di căn hạch.
Tỷ̉ lệ chữa khỏi ung thư dạ dày có thể đạt 100% nếu phát hiện ở giai đoạn 0 (ung thư chỉ khu trú ở lớp niêm mạc). Đối với ung thư giai đoạn 1 (chưa di căn hạch, chưa qua hết thành dạ dày), tỷ lệ này đạt trên 80%. Ở các giai đoạn tiến triển hơn, tỷ lệ này sẽ giảm nhiều. Một điểm cần lưu ý, bác sĩ cho dù có nhiều kinh nghiệm cũng không thể khám xác định bệnh dạ dày chỉ bằng lâm sàng, mà phải dùng X-quang hoặc nội soi mới có thể định bệnh và điều trị thích hợp. Vì vậy, lời khuyên cho người bệnh có biểu hiện về tiêu hóa là cần phải được nội soi dạ dày trước khi điều trị.