Để được sếp “chọn mặt gửi vàng” phải là người được đánh giá cao, được tin cậy. Bên cạnh năng lực chuyên môn, họ còn phải có những đức tính ưu tú. Đó là những điều gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
8 cách tránh "chai" cảm xúc trong công việc
- Cập nhật : 12/04/2019
Gắn bó lâu năm với một công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, dẫu là người tư duy tích cực cũng dễ rơi vào tình trạng “chai” cảm xúc. Đây là tình trạng khá phổ biến, làm giảm hiệu suất công việc và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sống của không ít người. Để hạn chế sự chán nản và nhanh chóng lấy lại nhiệt huyết, hào hứng trong công việc, bạn có thể áp dụng 8 cách sau đây.
Cập nhật thông tin tuyển dụng tại địa chỉ đáng tin cậy https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ho-chi-minh/HCM
Chủ động tìm kiếm các thử thách mới
Cuộc sống hiện đại luôn thay đổi từng ngày. Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink chia sẻ, nếu bạn không chịu tìm kiếm sự mới mẻ thì không những cảm xúc bị chai lì, mà còn khiến bản thân bị tụt hậu. Do đó, bạn hãy chủ động đề xuất các công việc, nhiệm vụ mới với cấp trên để tạo cho mình sự thử thách. Nhưng bạn nên lượng sức, và chuẩn bị một kế hoạch rõ ràng nhằm tránh áp lực, mệt mỏi quá mức.
nếu bạn không chịu tìm kiếm sự mới mẻ thì không những cảm xúc bị chai lì, mà còn khiến bản thân bị tụt hậu.
Chuyển sang một bộ phận tương đương
Đôi lúc bạn không nhất thiết phải “đi xa” mà vẫn có thể tạo cảm xúc mới, đó là xin chuyển sang một bộ phận tương đương. Nghĩa là bạn sẽ tận dụng tối đa kỹ năng, kinh nghiệm hiện có cho một nhiệm vụ ít nhiều tương đồng. Ví dụ như bạn đang là phóng viên truyền hình phụ trách mảng thời sự, thì có thể xin chuyển sang làm phóng viên mảng chuyên đề. Với nền tảng kiến thức, kỹ năng sẵn có thì bạn sẽ không quá khó để bắt nhịp, và khơi dậy niềm hứng khởi của mình bằng trải nghiệm mới mẻ.
Xin nghỉ phép dài ngày
Một lý do khác khiến cảm xúc của bạn bị chai sạn, đó chính là thiếu sự nghỉ ngơi thư giãn. Không chỉ là những ngày nghỉ cuối tuần hay dịp lễ lạt ồn ào đông đúc, mà phải là sự thư giãn đúng nghĩa. Bạn hãy tận dụng tối đa các ngày nghỉ phép để du lịch khám phá, hoặc chỉ đơn giản là đi đến một nơi mới. Sau những chuyến đi, bạn có thể làm tươi mới cảm xúc hoặc sẽ có những ý tưởng bất ngờ, đầy sáng tạo cho công việc.
Nghĩ về một công việc “tay trái”
Nếu bạn quá nhàm chán với công việc hiện tại nhưng lại chưa thể ra quyết định thay đổi, thì tại sao lại không thử sức bằng nghề “tay trái”. Hãy xem xét về khoảng thời gian trống, những sở thích khác của bản thân để tìm kiếm một cơ hội phù hợp. Chọn được một việc làm thêm thích hợp với năng lực không những giúp bản thân tránh sự chai lì cảm xúc, mà còn giúp bạn cải thiện thu nhập.
Tham gia các hội nhóm yêu thích
Một cách khác giúp tìm thấy niềm hứng khởi trong công việc, đó chính là kết nối với những người cùng chung sở thích, gặp gỡ những người cùng đam mê, hoặc học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ lại các kiến thức hữu ích cho đồng nghiệp mới, bạn bè để “vực dậy” tinh thần nhiệt huyết.
Tham gia các hoạt động xã hội
Công ty vốn là một tập thể, nên thường có các hoạt động xã hội tích cực. Bạn đừng chỉ chăm chăm vào công việc “sáng đi tối về” một cách nhàm chán, mà hãy nên quan tâm và tham gia vào các hoạt động hội thao, thiện nguyện với tập thể. Điều này sẽ giúp bạn gắn kết với đồng nghiệp và tận dụng thời gian trống một cách hữu ích. Đồng thời, hoạt động thể chất ở ngoài trời có thể giúp bạn gia tăng cảm giác vui vẻ, phấn chấn.
Tạo ra những thay đổi nhỏ
Bạn nên đặt một vài bức ảnh tuyên dương thành tích, hoặc dán những mẩu giấy ghi những câu nói truyền cảm hứng trên bàn làm việc để tạo động lực phấn đấu. Ngoài ra, bàn làm việc sạch sẽ, tươm tất cũng góp phần cải thiện sự uể oải. Nếu công ty không yêu cầu đồng phục thì bạn hãy thử diện vài “bộ cánh” công sở khác lạ, phù hợp để tạo cảm xúc mới.
Tính chuyện “nhảy việc”
Không phải ai cũng nên gắn bó duy nhất với một nghề bản thân yêu thích. Bởi tùy thuộc vào từng giai đoạn trong cuộc đời, bạn sẽ có những sở thích và cả ước mơ khác nhau. Ví dụ bạn có năng khiếu ngoại ngữ và thích học tiếng Anh, lúc trẻ bạn mong muốn trở thành giáo viên Anh văn và bạn đã thực hiện được mơ ước. Nhưng hiện tại bạn đang mất cảm hứng với nghề này, vậy bạn có thể cân nhắc chuyển sang làm phiên dịch hoặc hướng dẫn viên du lịch nếu điều kiện cho phép và nếu bạn thực sự yêu thích những nghề nghiệp đó.
Trung Thành