Cho dù là việc học hành, phát triển sự nghiệp hoặc bất cứ mục tiêu cá nhân nào thì việc không đạt được mục tiêu chưa bao giờ là dễ chịu. Khi đó bạn dễ dàng đỗ lỗi cho các yếu tố ngoài tầm kiểm soát, tuy nhiên việc hiểu được các rào cản là chìa khóa để đạt được đích đến đó trong lần tiếp theo. Hãy cùng tham khảo 5 lí do khiến bạn trở thành “kẻ thua trận” và những gì bạn có thể làm để xoay chuyển tình thế để có được thành công nhé!
4 nỗi sợ cần gạt bỏ khi muốn nhảy việc
- Cập nhật : 03/05/2018
Nhiều người thường mang tâm lí “sợ sệt” khi đang có ý định rời khỏi môi trường làm việc đã gắn bó vì nhiều lí do khác nhau, mặc dù vậy mọi sự đánh đổi đều có thể đem lại cho bạn nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
Về vấn đề này, Trưởng phòng Nhân sự Công ty CareerLink cho rằng cơ hội thường đến với những ai biết nắm bắt, vậy nên đừng để những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn trong tương lai.
Thông tin việc làm nhanh nhất tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh
Tôi lấy gì để chi tiêu trong thời gian tìm việc?
Đây là một trong những câu hỏi và nỗi băn khoăn lớn nhất của nhiều người khi có ý định nhảy việc. Trên thực tế, trước khi quyết định chấm dứt công việc hiện tại, bạn cần dự trù cho mình một khoản nhất định để chi tiêu trong lúc chờ đợi công việc mới, điều này giúp bạn thoải mái về tinh thần, không bị áp lực trong chuyện tiền bạc.
Nhưng nếu số dư tài khoản của bạn lúc nghỉ việc chỉ là “con số 0” thì cũng không nên quá lo lắng. Bạn có nhiều cách như vay mượn bạn bè, người thân để trang trải cuộc sống, khi đã ổn định sẽ hoàn trả lại. Chỉ có quyết tâm, thể hiện sự lạc quan mới có thể giúp bạn vượt qua những ngày tháng khó khăn.
Mức lương sắp tới cao hơn lương cũ?
Mức thù lao hiện tại cũng là lí do khiến nhiều người phải nói lời tạm biệt với công việc đang đảm nhận. Và ai cũng nghĩ rằng mình sẽ tìm một công việc có mức lương cao hơn ở nơi cũ, luôn mang trong mình tư tưởng “thấp hơn sẽ không làm”. Nếu như vậy không hẳn bạn đã sai nhưng hãy cố gắng cân bằng công việc mình thích và tiền lương. Nếu được làm việc trong một môi trường năng động, có cơ hội phát triển sự nghiệp và là công việc mình yêu thích thì tiền lương lúc này không còn là vấn đề quá lớn nữa. Hãy làm việc hết mình và rồi bạn sẽ nhận lại những điều mà tiền bạc không thể đánh đổi.
Tôi có đủ năng lực để đảm đương nhiệm vụ mới?
Khi bắt đầu tìm công việc mới bạn cần “rà soát” kĩ phần mô tả công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Lựa chọn những công ty vừa tầm nếu bạn chưa đủ sự tự tin để đương đầu với những thử thách “cam go” hơn gấp nhiều lần hiện tại.
Ngoài ra, khi muốn thay đổi nghề nghiệp thì bạn cần có một kế hoạch dài hơi chứ không phải ngày một ngày hai đã có thể thích ứng ngay được. Vì thế, hãy luôn không ngừng học hỏi và trau dồi kĩ năng chuyên ngành, tiếp thu những ý kiến và cập nhật yêu cầu của các tổ chức liên quan đến mục tiêu công việc của bạn đang lựa chọn. Tạo mối quan hệ với những người đang làm công việc bạn mong muốn để nhận những lời khuyên thực tế. Tất cả đều cần quá trình rèn dũa và phấn đấu.
Tôi đã quá nhiều tuổi để nhảy việc
Có thể nghe qua bạn sẽ cảm thấy hơi “hài hước” nhưng thực sự đã có rất nhiều trường hợp khi được hỏi về vấn đề thay đổi môi trường làm việc nhưng nhận được câu trả lời rằng “không còn trẻ để chuyển việc nữa”, mặc dù không còn thiết tha với công việc hiện tại nhưng họ cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện nhảy việc.
Một nghiên cứu cho thấy những người yêu thích công việc của họ thường sống “thọ” hơn và có nhiều thành quả tốt hơn hẳn so với những người thường tỏ ra chán nản và không tìm được sự hứng thú trong công việc. Vì vậy, đừng để tuổi tác là nỗi sợ hãi cản trở con đường sự nghiệp của bạn.
Yến Nhi