Bé yêu gặp các vấn đề về hô hấp do nhiễm lạnh, quấy khóc vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của bé. Nhằm giúp các mẹ giải quyết nỗi lo, Puressentiel đã nghiên cứu và tạo ra dòng sản phẩm Puressentiel Baby Night-care: Puressentiel Resp Ok® Pectora Massage Balm Baby hỗ trợ chăm sóc cho bé toàn diện.
4 bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ
- Cập nhật : 03/05/2018
Viêm loét miệng, bệnh nha chu, sâu răng có thể phòng tránh nếu răng trẻ được chăm sóc kỹ và thăm khám thường xuyên.
Sở thích ăn thức ăn nhanh, đồ uống có ga và đồ ngọt khiến răng của trẻ dễ bị hư hại. Vấn đề răng miệng cho trẻ, nếu được cha mẹ chú ý đặc biệt từ sớm, sẽ giúp định hình sự phát triển thuận lợi cho bé khi bước vào tuổi trưởng thành.
Bác sĩ Andrew H.F. Tsang, Tổng Giám đốc nha khoa quốc tế Westcoast chỉ ra một số bệnh răng miệng mà trẻ dễ mắc phải, để sớm có biện pháp phòng ngừa.
Viêm loét miệng
Nguyên nhân là do chấn thương nhỏ ở miệng, ăn nhiều thực phẩm chứa gia vị, có tính axit, các rối loạn đường ruột nghiêm trọng, suy giảm hệ thống miễn dịch. Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau 1-2 tuần, nhưng có thể tái phát nếu cha mẹ không bổ sung đủ các dưỡng chất có trong thực phẩm cho bé.
Răng vĩnh viễn mọc muộn
Khi trẻ rụng răng sữa từ 6 tháng đến một năm vẫn chưa thấy răng vĩnh viễn mọc lên, có thể do răng mọc ngầm đã chặn hướng răng vĩnh viễn; răng mọc lạc chỗ hoặc chấn thương lúc té, tai nạn làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Nếu tình trạng này kéo dài bất thường, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ để chụp X-quang cung xương hàm. Từ đó bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của các mầm răng vĩnh viễn và có hướng khắc phục sớm cho trẻ.
Sâu răng - mòn men răng
Sâu răng là sự tiêu hủy hóa cấu trúc vôi hóa tinh thể canxi của men răng và ngà răng, tạo ra lỗ hổng do vi khuẩn gây ra dẫn đến viêm tủy răng làm bé đau nhức và có thể sốt. Sâu răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và học tập của trẻ. Đây là bệnh mà hầu như bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng gặp phải. Cha mẹ cần đưa con tới gặp nha sĩ sớm để giúp bé giảm đau nhức, tổn thương sẽ được ngăn chặn. Điều trị mòn răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng.
Bệnh nha chu
Là bệnh viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng quanh răng… Trong đó, viêm nướu và viêm răng là hai chứng bệnh quan trọng nhất. Khi mắc bệnh viêm nướu, phần nướu răng của bé trở nên sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi bé đánh răng sẽ dễ dàng để lại vết máu trên lông bàn chải. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ trở thành mãn tính và chuyển thành viêm quanh răng. Trong trường hợp không điều trị đúng mức thì xương, dây chằng quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần và có thể dẫn đến tình trạng rụng răng ở trẻ.
Theo bác sĩ Andrew, để hạn chế bệnh răng miệng ở trẻ em, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Hình thành thói quen việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng bàn chải đúng cách, dùng kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của. Để hiệu quả hơn, bé nên kết hợp cả kem đánh răng và nước súc miệng bằng nước muối sinh lý cho trẻ.
Thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, hạn chế việc ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường và axit cao. Bé nên ăn nhiều rau củ quả và những thực phẩm không gây nhiệt miệng. Đặc biệt cần bổ sung cho bé các thực phẩm giàu vitaminC và B12.
Khánh Ly
Theo VNexpress.net