Thấy con sốt co giật, nhiều phụ huynh vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng nhằm cho trẻ không cắn răng, lưỡi. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng trẻ, làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Việc nên làm khi bị tiêu chảy
- Cập nhật : 09/08/2017
(Tin suc khoe)
Con gái tôi gần 3 tuổi, cháu rất hay bị tiêu chảy, nhất là sau khi ăn thức ăn lạ. Tôi đọc sách thấy nói, khi bị tiêu chảy việc cần thiết là phải bù nước, ăn ít đi, xin hỏi có đúng không?
Nguyễn Thanh Thủy (Hà Nội)
Nhiều người cho rằng đã tiêu chảy mà còn uống nhiều nước sẽ càng đi tiêu lỏng nhiều hơn. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm và rất nguy hiểm, nhất là trẻ em. Vì khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên cái cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước, tốt nhất làg dung dịch oresol được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch oresol được bán nhiều ở các nhà thuốc. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt.
Khi tiêu chảy, nhiều người chỉ ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường khiến cơ thể nhanh chóng suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác. Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất đạm, đường, dầu mỡ và vitamin... từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục. Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải, chất dinh dưỡng cùng những yếu tố chống bệnh; vẫn tiếp tục ăn và uống sữa. Thực phẩm cần tránh là những loại nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều đường (nước ngọt, mật ong, kẹo bánh ngọt...). Nên ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa. Nếu con bạn bị tiêu chảy liên tục thì nên cho cháu đi khám bác sĩ tiêu hóa để được điều trị.
BS. Văn Bàng