Quá trình lão hoá và tuổi già là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen lành mạnh cũng góp phần rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lão hoá và tiến trình tuổi già.
Để ý người cao tuổi mắc bệnh Parkinson
- Cập nhật : 09/06/2015
Parkinson hay còn gọi là bệnh liệt rung, người bệnh bị run (nhiều ở các ngón tay), cứng cơ (tăng trương lực cơ)... Parkinson do thoái hóa thần kinh thường gặp ở người trên 50 tuổi.
Điều đáng tiếc là phần đông bệnh nhân Parkinson được chữa trị rất trễ do người nhà không phát hiện kịp thời hoặc chủ quan cho rằng đó là “quy luật” ở người cao tuổi, không đưa người thân đi khám.
Khoa nội thần kinh Bệnh viện 30-4 (Bộ Công an) đang điều trị cho hai bệnh nhân Parkinson phát hiện trễ bệnh. Ông P.Q.T., 82 tuổi, ở Phú Yên, có triệu chứng của bệnh Parkinson cách nay bốn năm nhưng không được điều trị. Sau một lần đi đứng khó khăn, ông T. bị té ngã. Từ đó, ông không dám tự đi lại và chỉ nằm một chỗ.
Thân nhân đưa vào viện vì ông T. bị loét da do nằm lâu, nhiễm trùng vết loét gây sốt, không nói chuyện, tiếp xúc kém. Khi điều trị Parkinson, ông T. tỉnh hơn, nói chuyện với khuôn mặt biểu cảm hơn, tay đã có thể đưa lên gãi đầu. Hiện bác sĩ đang cho ông T. tập vận động kèm chỉnh liều thuốc để bệnh nhân có thể ngồi và đi lại.
Tuy nhiên, do có nhiều vết loét cần phải chăm sóc chu đáo, bệnh nhân vẫn nằm viện điều trị tiếp.
Tương tự, bà Đ.T.N.,74 tuổi, ở Bình Tân, TP.HCM, bị bệnh Parkinson nên té ngã gây chấn thương vùng lưng. Sợ đau, bà N. nằm nhiều gây loét vùng lưng. Nhận thấy tình trạng bà N. ngày càng “cứng đơ”, ít nói, hai tay run nhiều, thân nhân đưa bà N. vào viện. Sau khi dùng và tăng liều Madopar trong ba ngày để bổ sung lượng thiếu hụt Dopamine, bác sĩ ngạc nhiên khi thấy tình trạng bệnh nhân không cải thiện.
Nghi ngại, bác sĩ mời thân nhân để hỏi mới biết do người nhà thương yêu, quan tâm nên đã cho bệnh nhân uống mỗi ngày một viên thuốc bổ và nhân sâm, dù đã được bác sĩ khuyến cáo không nên dùng. Sau khi ngưng vitamin và nhân sâm, tình trạng bà N. được cải thiện rất rõ.
Để nhận biết bệnh Parkinson không khó khi thấy hiện tượng run tay, thiếu mềm mại khi vận động, khuôn mặt vô cảm... Mục tiêu điều trị không phải chữa khỏi mà là cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Có được điều này khi bệnh nhân đến sớm và tuân thủ điều trị. Sai lầm thường gặp nhất khi dùng thuốc điều trị Parkinson là thân nhân hay cho bệnh nhân dùng thêm vitamin hay các loại sâm như trường hợp bà N.. Thuốc điều trị Parkinson mất hoàn toàn tác dụng khi dùng chung với vitamin B6.
(Theo Bacsi Online )
Trở về