Bệnh viện nhân dân Gia Định, TP.HCM vừa cấp cứu kịp thời cho một cụ già bị đột quỵ khi đi bộ sáng sớm. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, đi bộ là một phương pháp rèn luyện sức khoẻ hiệu quả nhưng không phải ai cũng thích hợp để tập luyện thường xuyên môn này.
Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi
- Cập nhật : 09/06/2015
1. Tại sao phải quan tâm đến bệnh cao huyết áp của cha mẹ?
Một thống kê cho biết, tuổi thọ của cha mẹ có thể giảm 15 năm nếu mắc bệnh huyết áp cao trước tuổi 40. Huyết áp cao được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng”.
Theo con số thống kê, có đến 22% tỉ lệ dân số bị cao huyết áp và phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng.
Cao huyết áp chỉ được phát hiện khi đã gây những tai biến nghiêm trọng như hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nữa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận..., có thể gây tử vong.
2. Cách hay giúp ổn định huyết áp - phòng ngừa biến chứng
Do những hậu quả nặng nề mà huyết áp cao gây ra, hãy chấp nhận một thực tế về điều trị cao huyết áp: điều trị cả đời để duy trì sự an toàn cho sức khỏe người già.
Với người có tuổi, cơ thể suy yếu, việc dùng các thuốc tân dược gây tác dụng phụ không phải là biện pháp có thể áp dụng lâu dài được. Cách hữu hiệu nhất với đối tượng này là nên thay đổi lối sống: giảm ăn muối, kiêng rượu, thuốc lá, chất kích thích, vận động nhẹ nhàng... và sử dụng một số bài thuốc cổ truyền điều hòa chức năng các tạng phủ để hạ áp.
Bởi, theo Đông Y, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tăng huyết áp là các tạng can, thận, tâm, tỳ bị mất điều hòa. Đi từ gốc rễ ấy, các lương y đã kết hợp những vị thuốc như Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo, Địa long, Dạ giao đằng, Táo nhân…tạo nên bài Giáng áp hợp tễ trong cuốn Thiên gia diệu phương nổi tiếng.
Bài thuốc trải qua bao đời và thực tế chứng minh tác dụng hạ huyết áp, ổn định huyết áp lâu dài, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đến nay, bài thuốc vẫn là một sự lựa chọn an toàn hữu hiệu với bệnh nhân cao huyết áp.
(Theo Tiền phong)