Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết một nội tiết tố của tuyến tùng có tên là melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức - ngủ. Trong cơ thể người, melatonin được tiết ra từ lúc mới sinh, đến 15 tuổi, bắt đầu giảm đi và sau 45 tuổi bị cạn kiệt rất nhanh.
Người cao tuổi dễ thiếu nước
- Cập nhật : 09/06/2015
Nắng nóng oi bức khiến mọi người phải đương đầu với tình trạng cơ thể mất nước qua mồ hôi. Với người trẻ, việc bù nước qua đường uống là rất dễ dàng thực hiện được vì khát nước là một phản xạ sinh tồn.
Với người già thì vấn đề lại không dễ dàng chút nào vì phản xạ khát nước ở họ bị giảm. Nhiều người già không tự nhận được rằng phải uống nhiều nước hơn trong mùa nóng dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước mỗi ngày một ít, tích lũy dần đến một mức độ nào đó thì thiếu nước trở thành nguyên nhân gây ra một số bệnh lý ở mức độ từ nhẹ đến nặng, gồm: mệt mỏi, táo bón, tiểu khó, chóng mặt, nặng nhất là tình trạng lơ mơ giảm tri giác.
Để giúp người cao tuổi khắc phục tình trạng cơ thể thiếu nước trong mùa nóng, cần lưu ý:
-Nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể ở người cao tuổi, là thành phần dễ thay đổi và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Với 3 triệu tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể nghĩa là có trung bình 300 tuyến mồ hôi trên 1cm2. Trong điều kiện thời tiết nóng kéo dài, mồ hôi tiết ra quá nhiều dẫn đến tình trạng cơ thể rất dễ bị thiếu nước.
- Tổng lượng nước mất mỗi ngày ở người già khoảng từ 1,7 đến 2 lít/ngày, trong đó qua tuyến mồ hôi là 25% (khoảng 480 ml/ngày), hô hấp 15%, nước tiểu 50%, qua phân 10%. Khi lượng nước uống vào không bù đủ lượng nước mất đi, cơ thể sẽ tự giảm bớt một phần lượng nước thải qua phân nên có thể gây táo bón hoặc giảm lượng nước thải qua thận làm giảm lượng nước tiểu, có thể gây tình trạng tiểu ít và tiểu khó.
- Lượng nước mất mỗi ngày qua mồ hôi hay nước tiểu có chứa một lượng muối nhất định. Do đó việc bù nước phải kèm theo bù muối.
Cha ông dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở” nhưng lại không dạy “học uống”, dù đó là vấn đề rất quan trọng. Trong mùa nóng, nếu không biết cách uống thì sẽ là một mối hại cho cơ thể, đặc biệt với người cao tuổi.
Muốn biết uống thức gì, uống như thế nào để tốt cho sức khỏe nói chung, chúng ta cần lưu ý:
-Lượng nước uống vào mỗi ngày khoảng 1,5 lít đến 2 lít tùy theo cân nặng mỗi người.
- Nên pha thêm một ít muối trong nước uống (khoảng 1/3 muỗng cà phê muối trong 1 lít nước). Cần lưu ý người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao cần tuân thủ chế độ dùng muối mỗi ngày.
- Nước mát giúp cơ thể trung hòa phần nào nhiệt độ nóng môi trường xung quanh tác động lên cơ thể. Vì thế nên tránh quan niệm sai lầm là thời tiết nóng uống nước mát để “giải nhiệt”.
Riêng với người cao tuổi, cần lưu ý thêm mấy việc sau đây:
- Tập trung khi uống nước, không vừa uống nước vừa trò chuyện vì có thể sặc nước vào phổi gây nhiễm trùng hô hấp.
- Uống từng ngụm nhỏ, chậm cho đến hết 1 ly nước khoảng 200 ml mỗi lần.
- Nên uống nước vào buổi sáng và chiều, hạn chế tối đa việc uống nước trước khi ngủ, không uống sau 20 giờ vì ở người cao tuổi, độ lọc của thận bị giảm, dễ bị tiểu đêm và gây mất ngủ.
Tóm lại, ở người cao tuổi, bên cạnh sự suy giảm sức chung của sức khỏe thì do phản xạ khát nước không còn nhạy bén dễ dẫn đến tình trạng thiếu nước trong mùa nóng. Tuy nhiên, nếu biết lưu ý và hạn định mức nước uống phù hợp với sức khỏe và cân nặng thì người cao tuổi vẫn có thể tránh được tình trạng này.
Hạn chế nước ngọt Với cơ thể người già, nên sử dụng nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây (như bưởi, cà chua, táo... và khoảng 200 ml/ngày là đủ); tránh các loại trái cây quá ngọt hay quá chua; hạn chế dùng nước ngọt các loại có gas hay không có gas, vì đường trong thức uống này là hiểm họa ngầm cho sức khỏe người già; ban đêm tránh uống các thức uống có chất kích thích như cà phê, trà, sô-cô-la, rượu. |
(Theo Thạc sĩ lão học Phan Hữu Phước (Bệnh viện Nguyễn Trãi TPHCM) // Nguoilaodong Online)
Trở về