Hoa mắt là chứng bệnh thường gặp đối với người cao tuổi. Nhưng y học đã chứng minh rằng hoa mắt có thể phòng chống. Với 6 phương pháp dưới đây sẽ giúp chống hiện tượng hoa mắt ở người cao tuổi. người già
Những lão ông “giamaham”
- Cập nhật : 09/06/2015
Bao nhiêu năm qua, nhiều thế hệ người già – người cao tuổi nước ta đã luôn nêu tấm gương sáng, cả đời chiến đấu, lao động, cống hiến cho xã hội, về già lại sống vui, khỏe, có ích cùng con cháu. Thế nhưng thời gian gần đây, cũng có không ít chuyện những quý ông già rồi còn ham hố ăn chơi, để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến gia đình và cộng đồng.
Khi quý ông U70 ham… trống bỏi
Ông bà Th. Ng. ở Q3, TP.HCM, là một cặp vợ chồng thành đạt. Không chỉ sở hữu nhiều tài sản lớn, các con đã trưởng thành, có công việc tốt ở trong và ngoài nước mà tên tuổi ông bà trong giới kinh doanh, trí thức thành phố này thì như lời bà “chỉ cần nói tên là ai cũng biết”. Vậy mà, đằng sau vẻ phú quý, hào nhoáng ấy, bà đã phải chịu đựng nỗi khổ tâm triền miên chẳng mấy ai ngờ.
Bà kể: ông bà yêu nhau từ thời còn là lưu học sinh ở Đông Đức. Khi kết thúc khóa học, bà trở về nước để sinh con đầu lòng, ông ở lại tiếp tục học cao hơn và đã “sinh chuyện” ngay với một phụ nữ khác. Rồi suốt thời gian chung sống hơn 30 năm nay, bà đã phải cắn răng tha bổng cho tội “ong bướm” của ông đến cả chục lần. Nghĩ thời trẻ trai, ham hố đến đâu, giờ cả hai đều đã trên, dưới 60 tuổi rồi, nhà cửa đề huề dâu rể, cháu chắt đầy đàn, ông phải nghĩ đến điều đó mà tu thân cú chót, rửa tiếng cho con cháu. Nhưng không, ông còn “máu me” hơn. Làm nghề tiếp xúc với nhiều em trẻ, ông toàn lợi dụng để gạ các em đổi “cái nọ” lấy “cái kia” mà như ông hay nói “cái nọ” của ông là “kho vô tận” (điểm số), xài thoải mái chẳng bao giờ hết”. Tệ hơn, ông còn la cà các quán ba, tiệm hớt tóc và các em ở đây thì không cần điểm số, chỉ thích các tờ xanh, đỏ có các “con số”.
Bà bảo, bố mẹ, anh em bên chồng cũng bất bình thay cho bà. Tùy bà “đánh cho ông ấy gãy chân để khỏi đi đâu hay tịch thu hết tài sản rồi đuổi ra đường với hai bàn tay trắng xem còn kẻ nào theo không” cũng được. Nhưng đâu có dễ. Bà đã dùng đủ mọi cách mà ông vẫn cứ chứng nào tật nấy. Gần đây ông lại cặp với một “em” ở miền Tây lên bán cà phê, chỉ hơn cháu nội ông vài tuổi và văn hóa thì chắc mới xóa mù.
Ông lý sự là sắp “xuống lỗ” rồi, khi nhắm mắt xuôi tay, tài sản đâu có mang đi được. Ai cũng chỉ sống có một lần, nên phải tận hưởng hết các thú vui, kẻo chết đi lại… phí. Bà cứ rầu heo hết cả ruột gan: làm to chuyện, lôi nhau ra tòa thì mắc cỡ với thông gia, dâu rể. Lại phải chia cái khối tài sản kếch xù chủ yếu do công bà làm ra, để ổng cho mấy con “yêu tinh” lột hết. Đến khi thân tàn ma dại ổng lại bò về, mình cũng chẳng bỏ được vì sợ người đời cười chê. Còn giả lơ giả điếc thì cứ như dằm trong tim và của nả vẫn cứ đội nón ra đi. Tính có mấy tháng mà ông đã phải chi nào xe, nào điện thoại, nào tiền nhà, tiền ăn rồi váy, áo và tiền cho “em gửi về quê cho ba má” nữa… Chính ông cũng chẳng giấu giếm rằng ở tuổi ông không nhiều “nhựa” thế thì “dính” được ai. “Trâu già” muốn có “mạ non” không tốn sao được… Rồi có lúc ông còn phải thay đổi hình dạng bên ngoài cho đỡ “chỏi” với các em: mặc áo chim cò, quần hiphop… nhìn chướng không chịu nổi. Thật tội cho bà, một người tuổi tác, cương vị, trình độ như thế, ai mới gặp cũng phải kiêng nể.
Và… xin được “tòm tem”
Chuyện tưởng như đùa nhưng là sự thật 100%. Có quý ông nọ ở một doanh nghiệp khổng lồ kia, cả đời cặm cụi làm ăn bên vợ hiền, con ngoan và được bao tiếng tốt. Bỗng một ngày nhìn xung quanh sếp lớn sếp bé, cả đám đệ tử cũng “dư ăn dư để”- vợ con rồi lại còn có thêm em út, bồ bịch… “làm sang”, mình quanh đi quẩn lại… mỗi cô vợ cũ, dù một thời bà cũng sắc nước hương trời và tính nết thì không chê vào đâu được. Thế là ông bỗng thấy… thiệt thòi cho mình quá! Sẵn có cô thư ký trẻ vẫn thường cặp kè bên cạnh, ông “tuyển” làm “phòng nhì” luôn.
Chuyện đến tai bà, lúc đầu ông còn quanh co chối cãi. Nhưng khi bà trưng ra bằng chứng thì ông cũng đánh bài ngửa: bảo bà chấp nhận, giả lơ đi cho ông trong vòng… 6 tháng rồi ông sẽ thôi. Như kiểu ông tiếc “tô mì” đang ăn dở vậy. Tất nhiên chẳng đời nào bà đồng ý, nhưng cũng đã chùng xuống cho ông nhiều vì nhiều lý do khác chứ chẳng phải vì lời đề nghị có một không hai kia, nào thể diện, gia đình hai bên, sự gắn bó sau một phần tư thế kỷ chung sống… và quan trọng nhất là bé út của bà. Nó vốn thần tượng bố đến mức bảo nếu cả bố không đáng tin thì nó sẽ quyết “ở giá”. Bà lo nó sẽ vô cùng sốc khi đang ở tuổi bắt đầu yêu.
Thế là cứ hết 6 tháng này đến 6 tháng khác, “tô mì” ấy cứ như có phép màu của Thạch Sanh hay sao mà ông “ăn” mãi vẫn chẳng “vơi”. Bà cứ đau thắt trong tim khi mỗi ngày ông sực nức nước hoa lúc ra xe và chân sáo về đầu cổng. Nực cười thay, ông lại không cho bà buồn. Ông bảo thấy “sợ” khi bà đau khổ. Ông trách bà khắt khe tự giày vò mình để ông phải… cân não (!). Ông bảo bà nào có… mất gì. Tiền bạc ông vẫn đưa đủ, tài sản vừa xài vừa đem cho chưa hết. Ông muốn bà vẫn phải tươi cười, vô tư, ân cần với ông như trước thì ông mới an tâm… “tề doanh nghiệp”, làm giàu cho… mọi người. Ông vẫn “yêu” bà nhiều nên bà phải luôn thể hiện sự quý phái, viên mãn. Để làm đồ trang sức cho cuộc đời ông chăng?
Ai kinh… đường xa mấy nỗi?
Xã hội đang tồn tại một bộ phận các cô, các em muốn đầu tư thời gian công sức trí tuệ cho việc học hành, làm lụng mà lại muốn nhanh chóng đổi đời bằng con đường tắt theo kiểu “ăn ngang được ngay”. Đối tượng giúp họ đạt được mục đích này thường là các quý anh, quý ông và cả… quý cụ. Như những năm trước họ gọi là “thứ nhất Việt kiều, thứ nhì… muối tiêu” (già đầu tóc bạc). Còn như bây giờ là “3G” – “giàu, giỏi, già”, những người đã có tiền tài địa vị muốn đánh đổi lấy sự thanh xuân tươi trẻ của phụ nữ khi những người vợ tấm cám thuở xưa không còn điều đó. Có cầu ắt có cung - chẳng biết ai là “cung”, ai là “cầu” hoặc hai bên kiêm nhiệm luôn. Họ gặp nhau và vì sự tham lam, ích kỷ tầm thường đó, họ đã làm tan nát bao trái tim, phá hoại bao gia đình. Bức tranh văn hóa xã hội thêm nhiều mảng xám.
Sự trăng hoa ngoại tình ở tuổi xế bóng cuộc đời của các quý ông khó xử hơn rất nhiều cho các nạn nhân là quý bà vì ai nấy lớn tuổi rồi, sự đổ vỡ không còn cơ hội làm lại, tổn thương cũng vì thế sâu hơn. Trăm thứ ràng buộc không dễ gì cho họ quyết định ly hôn như lúc trẻ. Những điều này các quý ông biết chắc nên họ được nước. Vậy khi còn mê đắm trong sự hưởng lạc, xin các vị hãy nhớ đến câu: “Cọp chết để da, người chết để tiếng”. “Một vợ thì sang, hai vợ thì bỏ làng mà đi” – gương tày liếp này chẳng đã nhãn tiền rất nhiều rồi đó sao các cụ?
( theo suckhoedoisong)
Trở về