Chăm sóc người cao tuổi theo y học hiện đại

  • Cập nhật : 09/06/2015

Người cao tuổi (NCT) thường ốm đau do nhiều bệnh, cần uống nhiều thuốc. Thế giới đã đúc kết kinh nghiệm chăm sóc bồi dưỡng và sử dụng thuốc cho các cụ. Bài báo này tóm tắt kinh nghiệm tốt ở nước ngoài để nghiên cứu áp dụng.

->> Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo kiểu Địa Trung Hải

Ai cũng biết nhân dân các nước vùng Địa Trung Hải sống lâu và khỏe mạnh hơn so với các nước khác ở châu Âu.

Theo công trình nghiên cứu của các nước châu Âu trên 2.339 người khỏe mạnh, có tuổi thọ từ 70-90 (theo dõi trong 10 năm), thì những người ăn theo chế độ Địa Trung Hải (thức ăn có tỷ lệ acid béo có 1 liên kết đôi, ăn nhiều hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt, nhiều cá, ít thịt), không hút thuốc lá (hoặc đã thôi không hút thuốc lá được 15 năm trở lên), không uống nhiều rượu, vẫn tập thể dục (nhẹ nhàng như đi bộ mỗi ngày 1/2 giờ), có tỷ lệ tử vong về nhiều bệnh (tim mạch, động mạch vành, ung thư) thấp hơn 50%, so với những người không theo cách sống này.

Các tác giả còn phân tích kỹ hơn từng yếu tố làm giảm tỷ lệ tử vong:

- Chế độ dinh dưỡng kiểu Địa Trung Hải làm giảm 23%.

- Không uống nhiều rượu làm giảm 22%.

- Tập thể dục làm giảm 37%.

- Không hút thuốc lá làm giảm 35%.

- Tuân theo tất cả các chế độ trên, tỷ lệ tử vong có thể giảm tới 65%.

Công trình nghiên cứu ở Ý còn cho biết: chế độ dinh dưỡng kiểu Địa Trung Hải làm giảm hội chứng chuyển hóa (gồm các yếu tố béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp…) và nguy cơ về tim mạch liên quan đến hội chứng này.

Trên nhóm 90 bệnh nhân cao tuổi có hội chứng chuyển hóa và 90 bệnh nhân đối chứng có cùng hội chứng đó, các nhà khoa học Ý theo dõi nhóm I dùng chế độ Địa Trung Hải, còn nhóm II dùng khẩu phần bình thường, chỉ tránh các thói quen có hại. Sau 2 năm kết quả như sau:

- Nhóm I còn 40 người có hội chứng chuyển hóa.

- Nhóm II vẫn còn tới 78 người có hội chứng này.

Tránh dùng các thuốc không thích hợp cho NCT

Thông thường thuốc đều có 2 mặt:

- Mặt tích cực là phòng, chữa được bệnh.

- Các phản ứng phụ có hại cho bệnh nhân (nhất là NCT, trẻ em và phụ nữ có thai).

Năm 1991, BS. Beers ở Hoa Kỳ có nghiên cứu hàng chục ngàn hồ sơ của bệnh nhân được chữa theo chương trình Medicare (có bảo hiểm sức khỏe do chính phủ liên bang tài trợ; NCT nằm trong các Viện điều dưỡng thường có nhiều bệnh, dùng nhiều thuốc nên tai biến cũng nhiều). BS. Beers đưa ra một danh sách thuốc coi như không thích hợp cho NCT, danh sách này dựa trên 3 cơ chế:

Thuốc có tính đối kháng cholin mạnh

Như amitriptylin, diphenhydramin để chống trầm cảm, an thần… ta biết là trí nhớ và khả năng nhận biết của con người là do chất dẫn truyền acetyl cholin trong não điều khiển. NCT thường có trí nhớ suy yếu hay bị bệnh sa sút trí tuệ (như bệnh Alzheimer), nên cần uống thuốc kháng men cholinesteraza trong não để tăng mức acetylcholin. Nếu NCT uống thuốc đối kháng tiết cholin mạnh, các cụ sẽ lại suy giảm khả năng nhận biết và trí nhớ.

Thuốc có thời gian bán thải dài

Như chodiazepoxid là thuốc an thần, gây ngủ, những thuốc này sẽ chuyển hóa qua pha I là oxy hóa thành desmetyl, diazepam có thời gian bán thải 60-80 giờ, sau chuyển hóa lần nữa thành oxazepam với thời gian bán thải 8 giờ, cuối cùng liên hợp với acid glycorunic thành chất hòa tan được thải qua thận. NCT thường bị suy yếu gan thận nên tránh dùng những thuốc chuyển hóa bằng cách oxy hóa, vì khi phản ứng chuyển hóa yếu đi, chất chuyển hóa còn hoạt chất sẽ tăng cao, làm bệnh nhân có tuổi không còn sáng suốt đi làm việc.

Thuốc không chuyển hóa bằng pha oxy hóa

Nhưng vẫn có thời gian bán thải dài (như thuốc clopropamid chữa bệnh đái tháo đường).

Danh sách này được BS. Beers điều chỉnh thêm năm 1997, đến năm 2002 được 1 Hội đồng duyệt lại và cho đăng trên báo Y học Jama của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, chia thành từng nhóm cụ thể để hướng dẫn điều trị cho NCT ở các trung tâm điều dưỡng. Trung tâm nào vi phạm hướng dẫn trên có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động và Medicare không thanh toán chi phí theo bảo hiểm y tế.

(Theo GS.TS. Nguyễn Khang // Suckhoe & Doisong)

Trở về
  • Phòng ngừa bệnh quên ở người cao tuổi1

    Phòng ngừa bệnh quên ở người cao tuổi

    Nhiều loại mất trí nhớ thường là biểu hiện của các rối loạn thần kinh như alzheimer, tai biến mạch máu não, tâm thần, trầm cảm, stress, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi khỏe mạnh vẫn phàn nàn hay quên trong sinh hoạt hàng ngày.

  • Những lão ông “giamaham”2

    Những lão ông “giamaham”

    Bao nhiêu năm qua, nhiều thế hệ người già – người cao tuổi nước ta đã luôn nêu tấm gương sáng, cả đời chiến đấu, lao động, cống hiến cho xã hội, về già lại sống vui, khỏe, có ích cùng con cháu. Thế nhưng thời gian gần đây, cũng có không ít chuyện những quý ông già rồi còn ham hố ăn chơi, để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến gia đình và cộng đồng.

  • Ngừa biến chứng ở người cao tuổi bị sốt3

    Ngừa biến chứng ở người cao tuổi bị sốt

    Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.

  • Bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi1

    Bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi

    Bố tôi năm nay 60 tuổi, gần đây ông kêu nhức nhức mắt, mỏi mắt không thể xem báo được, nhìn ra ánh sáng mặt trời khó khăn. Không biết bố tôi mắc bệnh gì về mắt, thưa bác sĩ

  • Người cao tuổi, phổi cũng già theo2

    Người cao tuổi, phổi cũng già theo

    Viêm phổi là bệnh người già thường gặp. Những người có nguy cơ là người có thể trạng kém suy yếu, gầy còm, nghiện rượu, mắc các bệnh mạn tính, bệnh đái tháo đường và sau khi bị cúm. Bệnh phổi cấp tính cũng là một trong những nguyên nhân tử vong chính của người già.

  • Chứng điếc đột ngột ở người cao tuổi3

    Chứng điếc đột ngột ở người cao tuổi

    Một số người cao tuổi khi ngủ dậy bỗng thấy ù tai, chóng mặt và điếc đột ngột. Theo các chuyên gia y tế, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, điếc đột ngột sẽ dẫn tới điếc vĩnh viễn.

Chuyên trang phòng chữa bệnh

Bệnh Tim mạch - Máu

Bệnh cao huyết áp
Bệnh huyết áp thấp
Bệnh đột quỵ
Bệnh tim mạch vành
Xơ vữa động mạch
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch máu não
Bệnh suy tim
Bệnh tim mạch
Bệnh thiếu máu
Bệnh máu nhiễm mỡ
Máu khó đông
Nhiễm trùng máu
Bệnh bạch cầu

Bệnh thận - tiết niệu

Bệnh tiểu đường
Bệnh suy thận
Bệnh sỏi thận
Bệnh viêm cầu thận
Viêm đường tiết niệu
Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh phổi – hô hấp

Bệnh viêm phổi
Hen phế quản
Viêm phế quản
Bệnh hen suyễn
Bệnh bạch hầu
Bệnh đường hô hấp

Bệnh Gan mật

Bệnh viêm gan B
Viêm gan C
Viêm gan A
Bệnh xơ gan
Bệnh suy gan
Gan nhiễm mỡ
Bệnh sỏi mật
Viêm túi mật

Bệnh dạ dày - Tiêu hóa

Bệnh đau dạ dày
Viêm loát dạ dày tá tràng
Viêm thực quản
Bệnh khó tiêu
Bệnh trĩ
Bệnh táo bón
Rối loạn tiêu hóa
Viêm đại tràng
Viêm ruột thừa

Bệnh ung thư

Ung thư gan
Ung thư phổi
Ung thư dạ dày
Ung Thư thận
Ung thư máu
Ung thư xương
Ung thư vòm họng
Ung thư thực quản
Ung thư thanh quản
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tá tràng
Ung thư tụy
Ung thư ruột
Ung thư đại tràng
Ung thư vú
Ung thư buồng trứng
Ung thư cổ tử cung
Ung thu tinh hoàn
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư da

Các loại bệnh khác

Bệnh sản khoa
Bệnh phụ khoa
Bệnh hiếm muộn
Bệnh nam khoa
Suy giảm miễn dịch
Sốt sốt huyết
Sốt rét
Sốt siêu vi
Sốt phát ban
Bệnh thương hàn
Bệnh sởi
Bệnh thủy đậu
Bệnh chân tay miệng
Bệnh đau bụng
Bệnh cảm cúm
Bệnh dịch hạch
Bệnh Rubella
Bệnh bại liệt
Rối loạn hệ miễn dịch
Bệnh rụng tóc
Bệnh hói đầu
Bệnh Down
Bệnh HIV-AIDS
Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh gout
Bệnh viêm khớp
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa khớp
Thoát vị đĩa đệm
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh phong thấp
Bệnh loãng xương
Bệnh gai cột sống
Bệnh đau lưng

Bệnh ngoài da

Bệnh nám da
Bệnh á sừng
Bệnh vảy nến
Bệnh chàm - Eczema
Bệnh mề đay
Bệnh da liễu
Bệnh hoa liễu
Bệnh vàng da
Bệnh mụn trứng cá
Bệnh giời leo – Zona
Bệnh nấm da
Viêm da thần kinh
Viêm da dị ứng

Bệnh răng hàm mặt

Sâu răng
Bệnh nha chu
Nhiệt miệng
Bệnh hôi miệng
Bệnh răng hàm mặt

Bệnh Tai mũi họng

Viêm xoang
Viêm họng
Viêm tai giữa
Chảy máu cam
Khiếm thính
Viêm mũi dị ứng
Viêm thanh quản
Viêm Amidan
Bệnh quai bị
Bệnh tai mũi họng

Bệnh về mắt

Cận thị
Viễn thị
Loạn thị
Lão thị
Khiếm thị
Tăng nhãn áp
Đau mắt đỏ
Đau mắt hột
Bệnh về mắt

Đầu não - Thần kinh

Bệnh đau đầu
Bệnh trầm cảm
Bệnh mất ngủ
Bệnh động kinh
Bệnh dại
Rối loạn tiền đình
Thiên đầu thống
Bệnh tự kỷ
Say tàu xe
Viêm màng não
Bại não
Tâm thần phân liệt
Rối loạn tâm thần
Rối loạn hành vi
Rối loạn nhân cách
Mất trí nhớ
Hoang tưởng ảo giác
Suy giảm trí nhớ
Stress - Căng thẳng
Mộng du
Ngất xỉu
Nói lắp
Chứng nghiện rượu
Bệnh Alzheimer
Bệnh Parkinson
Bệnh tâm thần
Bệnh thần kinh
Tăng động giảm chú ý
Run tay chân
Tinsuckhoe.com- Ads demo
tin suc khoe

Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved

Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.

Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)

Toàn bộ hệ thống được vận hành trên nền CIINS    
Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn