Hầu hết chúng ta dành phần lớn cuộc sống hằng ngày tại nơi làm việc. Nhiều người thắc mắc tại sao người khác trông khỏe hơn mình, trong khi mình mắc bệnh suốt.
Châu Á "nghiện" thức ăn nhanh hay muốn sành điệu ?
- Cập nhật : 16/09/2016
(Suc khoe)
Trong khi người phương Tây đang cố gắng “lành mạnh hóa” các bữa ăn bằng cách tránh dùng thức ăn nhanh (fastfood) thì người châu Á nói chung chuộng thức ăn phương Tây hơn các món châu Á.
Một nhà nghiên cứu người Úc gốc Á Mabel Kwong đã có bài viết về nguyên nhân của việc đi “lệch hướng” giữa hai nền văn hóa trên.
Đầu tiên khi nghĩ đến ẩm thực châu Á, người ta nghĩ đến ngay hình ảnh của một tô mì chan nước dùng nóng hổi phục vụ tại bàn trong nhà hàng hay phổ biến hơn là các quán ăn xập xệ. Cách chuẩn bị món ăn của người Á châu là đầu bếp dùng tay trực tiếp để lấy mì, lấy rau và xếp thịt vào tô, sau đó chan nước dùng. Họ không chú trọng nhiều đến an toàn vệ sinh.
Trái lại với người châu Á, đồ ăn phương Tây thường xuyên được đóng gói ngay tại nhà bếp nên trông có vẻ sạch sẽ hơn, khiến họ có cảm giác đó là thức ăn hạng A và yên tâm ăn thoải mái.
Trong khi châu Á lý tưởng hóa fastfood nói riêng hay đồ Tây nói chung thì dân bản địa phương Tây có hàng chục lý do để “tẩy chay” fastfood, theo trang buzzfeed.com. Họ nhận ra rằng không chỉ hamburger mà cả salad cũng là những món ăn độc hại, dư béo, quá nhiều mayonaise... sẽ giết chết họ trong một ngày nào đó.
Thứ hai, người châu Á cũng cho rằng việc ăn đồ Tây còn là cách biểu hiện vị thế đẳng cấp, phong cách sành điệu và thậm chí định vị họ là người giàu có, sang trọng, có gu ẩm thực. Miếng bò bít tết trang trí đẹp mắt trên dĩa trắng phau, món cá chiên, khoai tây chiên hay pizza lạ lẫm đã rất thành công trong việc "đốt cháy" túi tiền eo hẹp của những người có thu nhập trung bình.
Một bữa ăn no tại McDonald's có giá khoảng 10 USD trong khi một tô mì/bún/phở châu Á thuộc hàng khá cao cấp, trong nhà hàng máy lạnh giá chỉ khoảng 6-7 USD.
Lý do khác nữa là một bộ phận giới trẻ châu Á muốn khẳng định mình và tự tách mình ra khỏi nền văn hóa truyền thống. Ngày nay, đồ ăn Tây được biết đến như một thứ "thời trang của giới trẻ Trung Quốc". Ăn đồ Tây sẽ đẳng cấp hơn những người châu Á bình thường khác. Tiêu chuẩn phương Tây được coi là "của quý" trong nhiều quốc gia châu Á, chẳng hạn như các cô gái Á châu thường thích làm da trắng hơn cho giống Tây hay khoe khả năng nói tiếng Tây lưu loát.
Nhiều trẻ em châu Á bị cha mẹ ép ăn những món truyền thống mà chúng ghét cay ghét đắng, như cà tím hay bắp cải. Chúng ăn như những đứa trẻ ngoan nghe lời cha mẹ nhưng vẫn cảm thấy không hài lòng và "nổi loạn" bằng cách ăn càng nhiều đồ Tây càng tốt.
Các yếu tố phi văn hóa cũng giúp giải thích tại sao người châu Á thích ăn đồ ăn phương Tây. Trong một thế giới toàn cầu hóa, nở rộ phong trào nhượng quyền thương mại thì các chuỗi nhà hàng lắm tiền có đủ tiềm lực để đặt các chi nhánh của mình trên khắp đường phố, những địa điểm thuận lợi, bắt mắt để gây chú ý và rồi "gây nghiện" cho những người thích sự hiện đại. Rất tự nhiên, khẩu vị của thực khách cũng thay đổi dần theo đó.
Trong khi châu Á lý tưởng hóa fastfood nói riêng hay đồ Tây nói chung thì dân bản địa phương Tây có hàng chục lý do để “tẩy chay” fastfood, theo trang buzzfeed.com.Họ nhận ra rằng không chỉ hamburger mà cả salad cũng là những món ăn độc hại, dư béo, quá nhiều mayonaise... sẽ giết chết họ trong một ngày nào đó.
Thêm nữa là gian lận trong quảng cáo vì chiếc burger thực tế hoàn toàn khác xa hình ảnh minh họa, các video quảng cáo ồn ào phát liên tục trong nhà hàng, sáng tạo ra các món sandwich kết hợp các nguyên liệu kỳ dị. Đặc biệt nhất là “làm hỏng” một thế hệ trẻ em béo ụ vì căn bệnh béo phì.
Thậm chí đến nay Nhật Bản đã nếm “trái đắng” từ việc Tây hóa các yếu tố ẩm thực nhiều béo và calo. Thời báo Nhật Bản báo động tình trạng béo phì gia tăng ngay tại quốc gia được mệnh danh có nền ẩm thực lành mạnh nhất thế giới.
Hiệp hội nghiên cứu béo phì Nhật Bản đánh giá số điểm BMI của nước này là 25 (BMI 30 là béo phì), 20% dân số Nhật Bản bị béo phì, tăng gấp 3 lần giai đoạn 1962-2002.