Viêm khớp là một căn bệnh rất phổ biến. Triệu chứng thường gặp là đau mỏi các khớp, đi laị không ổn định, điểm đau tương đối ổn định. Ngoài việc dùng thuốc hoặc châm cứu có thể dùng các món ăn bài thuốc để hỗ trợ chữa viêm khớp do phong thấp. Theo quan niệm của Đông y, chữa viêm khớp tuân thủ nguyên tắc cơ bản: Lấy khu phong tán hành, trừ thấp, thanh nhiêt, thư kinh thông lạc.
Cỏ nhọ nồi và các bài thuốc chữa bệnh
- Cập nhật : 09/06/2015
Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Đây là loại cây cỏ, sống một hay nhiều năm, cao 30 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2 - 3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay... Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi:
Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa mề đay: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Chữa bạch biến: Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
Trị eczema trẻ em: Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
(Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Lan // Báo Sức khỏe và Đời sống)
Trở về