Tên khác của xạ đen
Cây xạ đen còn được gọi là xạ đen cuống, ( tiếng Mường gọi là Xạ cái )
Tên khoa học
Xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii
Khu vực phân bố
Cây xạ đen lần đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hòa Bình. Từ lâu trong dân gian người Mường Hòa Bình đã biết sử dụng Cây xạ đen để làm thuốc.
Đây cũng là loại cây đặc hữu của tỉnh Hòa Bình, các địa phương khác hầu như rất hiếm gặp cây thuốc này.
Cây xạ đen Hòa Bình
Bộ phận dùng
Toàn thân cây xạ đen gồm: Lá, thân và cả rễ cây xạ đen đều dùng làm thuốc
Thành phần hóa học
Trong xạ đen có chứa các chất: Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống U Bướu);
Saponin Triterbenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn);
Quinon (có tác dụng làm cho tế bào U Bướu hóa lỏng dễ tiêu).
Thu hái
Xạ đen phát triển mạnh trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8, cây ra hoa và tháng 9 và cho quả vào tháng 10.
Cây thường được thu hái quanh năm.Nhưng thời điểm thu hái nhiều nhất là váo tháng 9, tháng 10 hàng năm.
Người dân thường thu hái lá xạ đen quanh năm, còn thân cây xạ đen thì 2 đến 3 năm mới thu hoạch một lần vào tháng 10.
Cách chế biến
Có hai cách chế biến xạ đen đó là:
Phơi khô xạ đen : Xạ đen sau khi thu hái về sẽ được phơi khô, đối với thân sẽ được chặt thành lát mỏng và phơi khô.
Nấu Cao xạ đen: Cây xạ đen còn được kết hợp với cây bán chi liên, bạch hoa xà thiệt thảo để nấu thành cao xạ đen hay Cao Ung Thư, cao UT
Tính vị, tác dụng :
Theo Đông y: cây xạ đen có có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, vào kinh can, vị, là vị thuốc rất đa công dụng.
Tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Công dụng chữa bệnh của Cây xạ đen :
Ngày nay: Qua nhiều nghiên cứu ( đặc biệt là công trình nghiên cứu về cây xạ đen của Giáo sư Lê Thế Trung, nguyên giám đốc Học viện Quân Y) cho thấy trong Cây xạ đen Hòa Bình có nhiều hoạt chất quý, trong đó có các hoạt chất phòng, chống U Bướu, các hoạt chất chống U Bướu của xạ đen được coi là mạnh nhất trong các loại dược liệu. Ngoài ra Xạ đen Hòa Bình còn có một số tác dụng quý khác như:
An thần (trị bệnh mất ngủ)
Rất tốt cho người cao huyết áp.
Tốt cho bệnh nhân mắc men gan cao, sơ gan, viêm gan.
Trị viêm nhiễm.
Cầm máu và sát trùng vết thương rất tốt.
Đối tượng sử dụng :
Bệnh nhân Ung Thư
Người bị mất ngủ, suy nhược thần kinh, thiếu máu
Người bị huyết áp cao
Người thường xuyên sử dụng bia rượu
Người bị mem gan cao, mỡ máu
Người bị một số bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa
Người bệnh tiểu đường
Cách dùng, liều dùng :
Có thể dùng xạ đen như sau: Lấy 60 gam xạ đen (Cả lá và thân) rửa thật sạch cho vào ấm đun với 1.5 lít nước, đun sôi trên 30 phút rồi gạn lấy nước uống thay cho nước uống khác trong ngày.
Dùng khi nào nước sắc nhạt màu thì thay ấm khác.
Nước xạ đen nếu để trong tủ lạnh càng thơm ngon, rất dễ uống.
Cây xạ đen đã được sử dụng rất lâu trong Dân gian, bắt đầu từ năm 2003 đã qua nhiều ứng dụng lâm sàng trong nước, cho thấy cây xạ đen chưa có một tác dụng phụ nào đối với người dùng.
Tham khảo thêm bài viết: Cách dùng Cây xạ đen đạt hiệu quả điều trị cao nhất
Lưu ý khi sử dụng
Phụ nữ có thai khi sử dụng sản phẩm cây xạ đen Hoà Bình nên thận trọng, nếu sử dụng nhất định phải tham khảo ý kiến của Bác sỹ có chuyên môn.
Kiêng kỵ: Không Nên ăn rau muống khi sử dụng sản phẩm, vì rau muống sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Mua cây xạ đen ở đâu, địa chỉ bán cây xạ đen ?
Trên thị trường hiện nay có đến 3/4 số cây không phải là xạ đen, phần lớn là cây xạ vàng.
Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen.
Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này. Để tìm mua được cây xạ đen có nguồn gốc tại Hòa Bình Không phải dễ.