Tầm gửi (hay còn gọi là Tằm gửi, Chùm gửi) vốn là cây sống nhờ trên thân cây khác. Giống như con ong làm mật lấy từ tinh chất của các loài hoa, cây Tầm gửi sống nhờ vào bộ rễ thọc sâu hút những tinh chất của cây chủ. Với các thầy thuốc nam, bản thân nhựa, rễ, lá, vỏ cây đã là những vị thuốc quý, loại cây “sống nhờ” như Tầm gửi lại càng quý hơn .
Công dụng hạ huyết áp cao của cần tây
- Cập nhật : 24/11/2017
Loại rau quen thuộc trong gian bếp có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, giảm lipid máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp có xu hướng tăng nhanh theo lối sống công nghiệp hiện đại. Khi bị tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ não của bạn sẽ tăng gấp 4 lần, nhồi máu cơ tim cao gấp đôi so với bình thường. Bệnh gây ra những biến chứng khôn lường lên mắt, não, thận, tim, thậm chí tử vong. Bệnh nặng cần dùng thuốc huyết áp, song tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nếu dùng lâu dài.
Y học cổ truyền Việt Nam có vô số cây thuốc quý được dùng để phòng và chữa bệnh. Bệnh hạ huyết áp cao có cây cần tây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng vị thuốc này cho đúng cách.
Cần tây là loại rau quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nghiên cứu cho thấy, cần tây có công dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, cụ thể:
Chiết xuất hạt cần tây: Giúp hạ huyết áp nhờ tác dụng chậm nhịp tim, giãn mạch và ức chế kênh Ca2+.
Chiết xuất lá cần tây: Có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, giảm lipid máu, từ đó giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, cần tây không gây tụt huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.Hàm lượng nước cao (trên 90%): Cần tây có tác dụng lợi tiểu, đào thải các chất độc hại dư thừa như natri, acid uric, ure…
Ngày nay, để tăng cường tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp của cần tây, các nhà khoa học còn kết hợp chúng với cao tỏi giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol và lipid, thông thoáng lòng mạch, ngừa xơ vữa mạch máu; cao dâu tằm, magiê citrate và nattokinase, berberin giúp giãn mạch, đánh tan huyết khối và ngăn ngừa đột quỵ…
An San
Theo Vnexpress