Quế là một trong số 32 cây thuốc được dùng thay mật gấu để chữa chấn thương tụ huyết, đau lưng, đau khớp, đau vùng ngực do lạnh hoặc huyết ứ...
![Bí Mật Sức Khỏe của MC Bạch Dương: Sự Lựa Chọn Sữa Hạt Foxi Gold](http://tinsuckhoe.jcapt.com/img1/store/foxi-gold-2241.jpg)
Chúng ta đều biết nghệ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra tác hại bởi một số tác dụng phụ nhất định.
Một số kết quả nghiên cứu khoa học cho biết, mặc dù không có quy định cụ thể về việc nên dùng bao nhiêu nghệ mỗi ngày, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe thì một người lớn khỏe mạnh có thể bổ sung từ 300-500mg nghệ mỗi ngày.
6 bệnh tránh dùng nghệ nhiều
1. Nếu bị bệnh sỏi mật hoặc các bệnh sỏi khác, nên tránh tiêu thụ quá nhiều nghệ, nếu đang dùng aspirin, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ vì nó là một tác nhân gây ảnh hưởng đến lượng tiểu cầu (ngăn chặn hình thành cục máu đông).
2. Những người mới trải qua phẫu thuật cũng nên tránh ăn nghệ.
3. Coi chừng cay gây đau bụng: Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra đau bụng. Để tránh tác dụng phụ này, nên dùng bột nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày.
4. Kích thích tử cung: Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt.
5. Gây chảy máu: Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu. Nếu như đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ.
6. Tiêu chảy và buồn nôn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng quá lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày. Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu như đang bị tiêu chảy và buồn nôn.
Một số lưu ý khi dùng nghệ
- Không dùng tinh bột nghệ với thuốc tây cùng lúc để đề phòng trường hợp ảnh hưởng đến máu.
- Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh.
- Những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen (tinh bột nghệ đen mật ong nước lọc) trước bữa ăn.
Chất curcumin trong nghệ mặc dù được biết đến với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều cũng có thể gây ra tác dụng phụ là buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, gây ra thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.
Tiêu thụ curcumin liều cao còn kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone - một chất có tính kháng viêm cao.
Vì vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.
BS HOÀNG THANH SƠN
Theo Tuoitre.vn
Quế là một trong số 32 cây thuốc được dùng thay mật gấu để chữa chấn thương tụ huyết, đau lưng, đau khớp, đau vùng ngực do lạnh hoặc huyết ứ...
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.
Tầm gửi (hay còn gọi là Tằm gửi, Chùm gửi) vốn là cây sống nhờ trên thân cây khác. Giống như con ong làm mật lấy từ tinh chất của các loài hoa, cây Tầm gửi sống nhờ vào bộ rễ thọc sâu hút những tinh chất của cây chủ. Với các thầy thuốc nam, bản thân nhựa, rễ, lá, vỏ cây đã là những vị thuốc quý, loại cây “sống nhờ” như Tầm gửi lại càng quý hơn .
Nấm lim xanh không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng khi sử dụng mỗi ngày đối với người bình thường, cải thiện sức khỏe đối với người bệnh, mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư hiệu quả, trong đó phải kể đến ung thư nội mạc tử cung.
Loại rau quen thuộc trong gian bếp có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, giảm lipid máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em…
Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved
Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.
Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)