Câu hỏi 24: Tôi nam giới 60 tuổi, bị Tăng huyết Áp, bác sỹ kê đơn Betaloc ZOK 50 mg/ngày. Xin hỏi nếu uống thuốc này lâu dài có lo ngại gì không?
Câu hỏi 21: Tôi năm nay 35 tuổi, nữ giới, Huyết Áp là 170/90 mmHg. Như vậy có phải bị THA nặng không? Tôi phải làm gì?
- Cập nhật : 06/07/2017
Câu hỏi 21: Tôi năm nay 35 tuổi, nữ giới, HA là 170/90 mmHg. Như vậy có phải bị THA nặng không? Tôi phải làm gì?
Theo phân loại của Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ (JNC-VI) và WHO – ISH cũng như khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2008 (bảng dưới đây) thì với số đo huyết áp của bạn là 170/90 mmHg, bạn bị THA giai đoạn II.
Khái niệm | HA tâm thu (mmHg) | HA tâm trương (mmHg) | |
HA tối ưu | < 120 | và | < 80 |
HA bình thường | < 130 | và | < 85 |
Bình thường - cao | 130 - 139 | Và/hoặc | 85-89 |
Tăng Huyết áp | |||
Giai đoạn I | 140 - 159 | Và/ hoặc | 90 - 99 |
Giai đoạn II | 160 - 179 | Và/ hoặc | 100 - 109 |
Giai đoạn III | >= 180 | Và/hoặc | >=110 |
Đánh giá một bệnh nhân Tăng huyết áp (THA) không chỉ đơn thuần dựa vào trị số huyết áp mà còn cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của THA lên các cơ quan trong cơ thể và mức độ dao động của huyết áp trong ngày. THA gây ra nhiều biến chứng đối với tất cả các hệ cơ quan: tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành…), não (tai biến mạch não, bệnh não do THA…), thận (đái ra protein, suy thận…), mắt và các động mạch ngoại vi… Thêm vào đó, huyết áp thay đổi khác biệt quá nhiều giữa các thời điểm trong ngày làm tăng nguy cơ xảy ra tai biến. Chính vì vậy bạn cần được khám và đánh giá đầy đủ tình trạng bệnh của mình.
Khi đã được chẩn đoán là THA bạn cần được điều trị. Ở mức THA giai đoạn I có thể bắt đầu với thay đổi lối sống và chế độ ăn. Nếu không hiệu quả mới cần dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn ở mức THA giai đoạn II, bạn cần đến gặp bác sỹ để có lời khuyên và chỉ định điều trị hợp lý.