Câu hỏi 26: Tôi 50 tuổi, nam giới, vừa qua được khám sức khỏe định kỳ, bác sỹ có nói là mỡ trong máu cao, nhưng tôi lại thấy có một thành phần HDL-C thấp hơn bình thường, vậy có đúng không? Xin cho biết các thành phần trong mỡ máu và ảnh hưởng đến các bệnh
Câu hỏi 23: Tôi bị Tăng Huyết Áp, uống thuốc huyết áp thì đo Huyết áp về bình thường. Tôi có thể dừng uống thuốc không?
- Cập nhật : 06/07/2017
Câu hỏi 23: Tôi bị THA, uống thuốc huyết áp thì đo HA về bình thường. Tôi có thể dừng uống thuốc không?
Bạn có biết rằng Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”? Bởi vì bệnh diễn biến âm thầm, ít có các biểu hiện lâm sàng, do vậy rất nhiều bệnh nhân chủ quan không theo dõi và điều trị đến khi xảy ra những biến chứng nặng nề thì đã muộn và lúc đó họ mới thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc điều trị đúng và đủ.
Việc điều trị tăng huyết áp nhằm hai mục đích: ngăn ngừa lâu dài các biến chứng; nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. Tóm lại, thuốc điều trị tăng huyết áp có vai trò như người gác cổng, không để cho huyết áp của bạn lên cao và gây ra tai biến.
Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị THA là điều trị lâu dài nếu không muốn nói là “suốt đời”. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng thực hiện mới là khó, đa số các bệnh nhân không tuân thủ điều trị theo nguyên tắc này vì chủ quan cảm thấy mình không có biểu hiện gì bất thường, vì e ngại các tác dụng phụ của thuốc khi dùng lâu dài hoặc vì cảm thấy dùng thuốc đều đặn hàng ngày là một việc phiền phức.
Nhưng bạn cần hiểu rằng, trong quá trình bạn uống thuốc, con số huyết áp trở về bình thường thì đó mới chỉ đạt mục tiêu điều trị, và con số huyết áp trở về bình thường là nhờ vào việc bạn uống thuốc đều đặn hàng ngày, do vậy bạn không được ngừng điều trị, khi muốn thay đổi thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.
Khi bạn tự ngưng điều trị tăng huyết áp thì sẽ bị tái phát huyết áp ở mức như trước khi điều trị hay thậm chí còn cao hơn và đây là thời điểm thường xảy ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… vì bạn cần luôn ghi nhớ rằng THA lâu dài đã làm cho thành mạch máu của bạn yếu, xơ vữa và kém đàn hồi. Chính vì thế, khi huyết áp tăng cao đột ngột trở lại, thành mạch của bạn dễ dàng nứt vỡ, là nguồn gốc của các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…