Câu hỏi 29: Tôi bị bệnh đái tháo đường và động mạch vành đã được đặt stent 2 năm, hiện nay đang được điều trị bằng thuốc hạ lipid máu, nhưng hiện nay xét nghiệm thấy LDL-C đã là 2,3 mmol/l, như vậy đã ổn chưa, tôi có thể dừng thuốc được không?
Thai phụ mắc bệnh tim bẩm sinh, cần lưu ý gì?
- Cập nhật : 07/07/2017
(Hoi dap)
Vợ tôi 30 tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh đã phẫu thuật sửa chữa, hiện đang mang thai tuần thứ 8. Tôi nghe nói những phụ nữ mắc bệnh tim mang thai dễ xảy ra biến chứng. Xin bác sĩ tư vấn vợ tôi cần làm gì để quá trình mang thai và sinh đẻ được an toàn.
Đặng Văn Tuyên (dangtuyen@gmail.com)
Khi người phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi của tim và mạch máu. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40-50% và duy trì ở mức này trong suốt quá trình mang thai; cung lượng tim sẽ tăng lên 30-40%, tương ứng với mức tăng thể tích máu; thông thường, khi mang thai, nhịp tim sẽ tăng hơn lên 10-15 nhịp/phút; ở một số người, huyết áp có thể giảm khoảng 10mmHg trong quá trình mang thai. Nguyên nhân là do biến đổi nội tiết tố và tăng lượng máu cung cấp đến tử cung. Bác sĩ sẽ theo dõi số đo huyết áp của thai phụ vào những lần khám thai định kỳ. Tuy nhiên, phụ nữ có bệnh tim cần lưu ý đặc biệt trước và trong khi mang thai vì một số bệnh tim mạch có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở thai phụ. Nói chung, đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng có bệnh tim bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc tim bẩm sinh cao hơn những gia đình khác. Những trường hợp này cần chuyển bác sĩ tim mạch để làm siêu âm tim cho thai nhi giúp kiểm tra đứa trẻ có tổn thương bẩm sinh nào không. Thường thì siêu âm tim cho thai được làm vào tuần thứ 10 của thai kỳ. Lời khuyên, để quá trình mang thai an toàn, vợ bạn nên khám thai đồng thời khám tim mạch thường xuyên, từ đó bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của vợ bạn và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp và xử trí phù hợp.
BS. Kim Oanh