Tôi có con năm nay 3 tuổi, cháu bị hội chứng (HC) Down. Hiện tại, cháu đã biết đi. Xin bác sĩ tư vấn về bệnh, cần cho cháu khám và điều trị thế nào? Rất mong hồi âm của bác sĩ.
Hỏi: Suy tĩnh mạch mãn tính
- Cập nhật : 09/06/2015
Hỏi: Trong đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ của cơ quan vừa rồi, tôi mới được biết mình bị suy tĩnh mạch mạn tính, và được đề nghị đến BS chuyên khoa để khám, điều trị. Xin cho hỏi vì sao tôi lại bị bệnh này, và hiện phương pháp điều trị nào là mới và tối ưu nhất.
Trần Quang Tuyến (Q.Thủ Đức, TP.HCM)
BS Lê Phi Long, BV ĐH Y Dược TP.HCM, trả lời:
->> Chuột rút ban đêm: Coi chừng suy tĩnh mạch
- Suy tĩnh mạch mạn tính hiện nay không còn là một bệnh xa lạ với tỷ lệ người mắc bệnh rất cao, đặc biệt ở những người có thói quen hoặc nghề nghiệp phải đứng lâu, đi lại nhiều, hoặc phụ nữ mang thai sinh nở nhiều, người béo phì, người mắc chứng táo bón kinh niên.
Bệnh thuyên giảm khá chậm, thường do diễn tiến mạn tính lâu ngày, và do người bệnh khó thay đổi được thói quen đứng lâu ngồi nhiều, nên thời gian điều trị thường kéo dài từ ba-sáu tháng. Mặt khác, do tính chất mạn tính, các van tĩnh mạch khi bị suy yếu hư hỏng, sẽ không có khả năng tự hồi phục, nên bệnh thường tái phát sau một thời gian ngưng điều trị. Cũng không ít các trường hợp, bệnh nhân phải điều trị suốt đời.
Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp để điều trị bệnh này, hiện đại nhất là sử dụng sóng cao tần RFA (radio frequency ablation). Phương pháp này đã được BV Đại học Y Dược TP.HCM đưa vào ứng dụng vào đầu năm 2010. Ưu điểm của RFA là an toàn, thẩm mỹ, ít đau vì kiểm soát được nguồn năng lượng và nhiệt độ phát ra, ưu việt hóa khi so với đốt bằng laser nội mạch, một phương pháp mới được sử dụng gần đây.
Bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày, đi lại nhẹ nhàng và hoạt động, sinh hoạt bình thường trong 12 tiếng ngay sau thủ thuật. Việc tập luyện và chơi thể thao có thể trở lại được khoảng một tuần sau đó.
(Theo Phunuonline)
Trở về