Đột quỵ xảy ra khi cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất ôxy và dinh dưỡng của mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết. Điều trị sớm khi chớm có nguy cơ đột quỵ hoặc có dấu hiệu sớm về cơn thiếu máu não thoáng qua thường được ưu tiên.
Những dấu hiệu báo động của ung thư
- Cập nhật : 02/07/2019
Những dấu hiệu báo động (DHBĐ) của ung thư (K) có thể là dấu hiệu chung toàn thân hoặc là dấu hiệu riêng của từng cơ quan hoặc là những di căn.
Phần lớn những dấu hiệu này không phải là đặc trưng của K nên hay bị bỏ qua vì cho rằng chúng chỉ là dấu hiệu của một bệnh lành tính nào khác. Bởi vậy, dù nhỏ đến mấy chúng cũng phải được khám cẩn thận để khỏi bỏ sót, ảnh hưởng đến tính mạng.
Những dấu hiệu chung
Rất đa dạng, tồn tại đơn độc trong thời gian dài, không có biểu hiện gì đặc biệt của K, kéo dài dai dẳng, tiến triển nâng dần lên. Có thể là bệnh nhân chán ăn (đặc biệt là sợ ăn thịt), sút cân nhiều , sốt nhẹ dai dẳng không đáp ứng với mọi biện pháp điều trị và không có biểu hiện nhiễm khuẩn, mệt mỏi khác thường ngày càng tăng.
Những dấu hiệu báo động nổi bật
Ba DHBĐ nổi bật của K là: chảy máu, đau, nhiễm khuẩn.
Chảy máu: Dù ít hay nhiều bao giờ cũng là một DHBĐ quan trọng. Nguyên nhân có thể là tổn thương các mạch máu do bị khối u xâm lấn, hoặc mạch máu bị vỡ trong lòng các mô K.
- Có thể khạc ra máu, chảy máu cam nếu là K miệng, họng, các xoang, thực quản, hoặc là đờm dây máu trong K phổi.
- Đái ra máu nghi do K thận, bàng quang hay tiền liệt tuyến.
- Ở phụ nữ rong kinh, chảy máu khi giao hợp, chảy máu sau khi đã mãn kinh, nghĩ đến K tử cung hoặc K âm đạo.
- Đại tiện phân có máu nghĩ đến K đại tràng.
- Nôn ra máu do K thực quản hoặc K dạ dày.
Đau: cũng là một DHBĐ quan trọng của K: đau có khu trú cố định, dai dẳng, ngày càng tăng, gây mất ngủ, không đáp ứng với các thuốc chống đau thường dùng. Đau đầu mạn tính (K não). Đau bụng kéo dài hoặc kiểu co thắt (K phát triển trong một cơ quan sâu, (thí dụ đại tràng).
Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn hay tái phát, không đáp ứng với các kháng sinh cũng là DHBĐ của K, K tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển vì nhiều lý do: làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm hẹp lòng cơ quan rỗng (thí dụ phế quản hoặc hệ thống tiết niệu), tất cả những tổn thương này giúp cho các vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn.
Những dấu hiệu của cơ quan hay bộ máy
- Miệng, họng, xoang, thực quản: Bệnh nhân cảm thấy vướng hoặc đau khi nhai, đau lan lên tai, khản giọng kéo dài (K miệng, họng, cảm giác đau, nuốt nghẹn kèm theo nôn (K thực quản).
- Bộ máy hô hấp: Khó thở tăng dần hoặc đột ngột, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau này là khó thở ngay cả trong khi nghỉ (K phổi). Ho dai dẳng kéo dài cần phải cảnh giác với người hút thuốc.
- Bộ máy tiêu hóa: Cảm giác nặng ở vùng thượng vị (phần trên bụng) hoặc táo bón. Mót đi đại tiện, cảm giác nặng và đau ở trực tràng (nghi K trực tràng) vàng da tiến triển nhanh (nghi K đường mật, K gan).
- Bộ máy tiết niệu và tiền liệt tuyến: Đái khó, thậm chí bí đái (nghi K đường tiết niệu, K tiền liệt tuyến ở nam giới).
- Các hạch: Một hoặc nhiều hạch bạch huyết sưng to ở cổ, nách, bẹn là dấu hiệu của một K sâu hoặc của K phát triển ngay tại hạch.
- Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu mạn tính, liệt, rối loạn thị giác, thay đổi tính nết, nôn vào buổi sáng đôi khi là những dấu hiệu của K não hoặc là K màng não.
Những dấu hiệu sờ thấy hoặc nhìn thấy
- Nếu sờ thấy một cục ở da, cơ (bắp thịt), vú, tinh hoàn tồn tại kéo dài, lớn dần lên dù đau hay không cũng phải cảnh giác do K.
- Nếu thấy da dày lên, chảy máu, loét, không thành sẹo được, lan rộng nghi do K.
- Hạt cơm (mụn cóc dày lên, đổi màu hoặc chảy máu đều nghi do K.
GS. PHAM GIA CƯỜNG
Theo KH&ĐS