Giải đáp 10 thắc mắc của bà bầu

  • Cập nhật : 03/10/2016

(Suc khoe)

Khi đang ôm trong lòng “cục cưng”, các thai phụ thường có rất nhiều thắc mắc, e ngại. Lúc này đây, cả hai tai đều vểnh lên để hứng hết tất cả những lời khuyên nhủ từ bốn phương tám hướng. Và vì thế nhiều lúc chẳng biết nên theo cách nào cho đúng. Bài viết này của bác sĩ chuyên khoa sản Lê Tiểu My dành tặng cho những người đang ôm niềm hạnh phúc lớn lao “9 tháng 10 ngày

Nếu tôi “lỡ” thích uống cà phê, nhưng sợ cà phê ảnh hưởng đến thai. Vậy, khi mang thai, tôi uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày thì “chấp nhận được”?

Nhiều thai phụ không dám uống cà phê vì “đọc trên mạng” thấy được cà phê có liên quan đến sẩy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân. Nếu không thích cà phê, việc kiêng khem khá dễ dàng, nhưng nếu là thói quen và yêu thích thức uống thơm tho đầy mê hoặc này, bạn khó lòng cưỡng lại. Những nghiên cứu về lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày và ảnh hưởng lên thai kỳ còn nhiều kết quả trái ngược. Một vài nghiên cứu kết luận lượng caffein hơn 200mg mỗi ngày (tương đương cốc cà phê 12 ounce # 350ml) sẽ tăng nguy cơ sẩy thai lên gấp đôi. Một số nghiên cứu lại cho rằng cà phê vô can trong chuyện sẩy thai.

Chính vì kết quả nghiên cứu còn mâu thuẫn, do đó không thể đề nghị mỗi ngày uống bao nhiêu cà phê là tốt nhất. Lời khuyên dành cho bạn là “nên hạn chế tối thiểu”, vì một vài nguyên do sau:
- Cà phê làm bạn khó ngủ. Có thai đã mệt rồi, mất ngủ nữa thì “bi kịch” hơn.
- Cà phê làm hồi hộp, đau đầu nhẹ, buồn nôn.
- Caffeine có tính lợi niệu (tức đi tiểu nhiều hơn). Nôn ói, đi tiểu nhiều do bàng quang bị kích thích, giờ thêm “bạn cà phê” làm đi tiểu nhiều hơn, chắc không ổn chút nào.
Nếu đã tính chuyện mình và cà phê hạn chế gặp nhau, bạn cần để ý thêm “tay chân” của bạn ấy, đó là trà, nước ngọt có ga, sô cô la, nước tăng lực…

Vệ sinh âm đạo bằng cách thụt rửa âm đạo khi mang thai có an toàn không?

KHÔNG. Dù có thai hay không, bạn cũng không nên vệ sinh bằng cách thụt rửa âm đạo. Dù là máu kinh, tinh dịch, hay dịch âm đạo thì tự bản thân âm đạo cũng có thể làm sạch, bạn đừng “can thiệp nghề nghiệp của người ta”, nhiều khi gây hại thêm.

Tắm hơi (sauna) hay tắm bồn nước nóng có an toàn khi mang thai không?
Mối lo ngại khi tắm hơi là tăng thân nhiệt trung tâm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi lần tắm hơi không quá 15 phút, ngâm bồn nước nóng không quá 10 phút. Hiệp hội này còn hướng dẫn thai phụ không nên lặn trong nước quá nóng, ngâm mình thì không ngâm quá vai để hạn chế vùng tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Khi có thai, tôi đi massage được không?

Dĩ nhiên là được. Massage giúp bạn thư giãn, giảm đau mỏi cơ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ cần bạn có tư thế nằm thoải mái, không lo té ngã là đủ. Bạn nên nói với người massage cho mình là mình đang có thai. Hiện nay, một số spa còn có nhân viên chuyên nghiệp được huấn luyện bài bản để massage cho thai phụ, nếu có điều kiện, bạn cứ sử dụng loại hình dịch vụ này.

co nhung dong tac mat xa thich hop va tot cho thai phu

Có những động tác mát xa thích hợp và tốt cho thai phụ

Tôi nuôi mèo được không (vì không biết quăng nó đi đâu ;)

Có thể bạn nghe đâu đó rằng nuôi mèo sẽ bị nhiễm toxoplamosis (một loại ký sinh trùng) từ phân mèo, nhưng đừng lo lắng đến mức đem cho con vật bạn yêu thích. Nguy cơ nhiễm bệnh khi mèo nhà bạn hay bỏ đi hoang, “ăn hàng ăn quán” kìa. Nếu được nuôi quanh quẩn trong nhà, ăn thức ăn “nhà làm” thì nguy cơ cực kỳ thấp. Cẩn thận hơn, bạn nhờ ai khác trong gia đình dọn dẹp phân mèo. Nếu phải tự làm, bạn đeo găng tay bảo vệ, rửa sạch tay. Ngoài ra, khi làm vườn (xới đất, trồng cây), bạn cũng nên mang găng tay. Hạn chế ăn thịt sống, thịt tái vì đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm.

Khi mang thai tôi nhuộm tóc được không?
Vì phụ nữ là phái đẹp, nên mang thai càng phải đẹp. Thuốc nhuộm tóc có nhiều loại, nhuộm ngắn ngày, dài ngày, nhuộm vĩnh viễn, rồi trăm ngàn kiểu, trăm ngàn cách. Thử nghiệm trên động vật cho thấy không gây tác hại đến thai nhi, hơn nữa, chỉ một lượng nhỏ hoá chất có thể thấm qua da đầu vào máu. Vì vậy, chưa có bằng chứng cho thấy không nên nhuộm tóc trong thai kỳ. (Thật sự rất vui dù mình không nhuộm tóc)

Nếu phải chụp X quang khi khám răng trong khi mang thai có an toàn không?

An toàn. Lượng tia xạ trong chụp X quang hàm mặt thấp, do vậy nguy cơ ảnh hưởng đến thai sẽ ít. Bạn chỉ cần nói với bác sĩ Nha khoa của bạn rằng bạn đang có thai thì bác sĩ sẽ lưu ý. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ che chắn bụng, vùng chậu hay cổ của bạn (vì cổ là vị trí của tuyến giáp) để bảo vệ em bé của bạn.

Tôi hay bị dị ứng, vậy có thể tự mua thuốc uống hay không?

Một số người rất dễ bị dị ứng và gần như không thể sống thiếu thuốc chống dị ứng. Thuốc này một số loại không cần kê toa, và bạn uống hoài nên nghĩ rằng không sao. Thật ra, thuốc nào cũng vậy, khi sử dụng nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ của bạn. Có rất nhiều loại chống dị ứng an toàn cho thai, tôi không muốn viết ra đây để hạn chế thói quen tự mua thuốc uống. Vì vậy, hãy tư vấn với bác sĩ theo dõi thai của mình để có lời khuyên phù hợp.

hay xin tu van cua bac si khi ban can uong thuoc

Hãy xin tư vấn của bác sĩ khi bạn cần uống thuốc

Tôi ăn sushi được không?

Được, với điều kiện ăn loại rau củ hay thịt cá được nấu chín (hụt hẫng nhỉ?!). Lý do bạn cần tránh cá sống, thịt tái là vì nguy cơ nhiễm khuẩn. Thôi thì, vì con, mình hy sinh một chút cũng được.

Đau lưng khi có thai có nguy hiểm không?

Một số trường hợp cần lưu ý khi đột nhiên đau lưng tăng dần. Đôi khi, bạn thấy đau từng cơn trong hay sau cơn gò, nguyên nhân do đầu thai chèn ép. Vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ khám thai nếu có dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, bạn cần hạn chế ưỡn người, đứng hay ngồi quá lâu để hạn chế đau lưng khi có thai

BS Lê Tiểu My-BV Mỹ Đức

(Theo SKĐS )

 

Trở về
  • Người mang thai với thuốc điều trị cao huyết áp1

    Người mang thai với thuốc điều trị cao huyết áp

    Bệnh cao huyết áp ngày càng trẻ hóa. Không ít người bị cao huyết áp ngay trong độ tuổi sinh đẻ, mang thai. Mức độ và thời kỳ thuốc huyết áp gây hại với thai thay đổi theo từng nhóm thuốc. Trước và trong khi mang thai cần khám huyết áp để có cách xử lý thích hợp.

  • Mắc bệnh phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm?2

    Mắc bệnh phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm?

    Trong quá trình thai nghén nhiều thai phụ thấy ngứa vùng kín, ra khí hư bất thường... nhưng do chủ quan hoặc sợ việc điều trị ảnh hưởng tới em bé, nên thường chần chừ thậm chí không đi khám. Đây là một quan niệm sai lầm vì bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ, ở trường hợp nặng có thể gây sảy thai, sinh non.

  • Chữa trị rạn da sau sinh thế nào cho đúng3

    Chữa trị rạn da sau sinh thế nào cho đúng

    Sau sinh, đa phần chị em bận rộn với thiên chức làm mẹ, cả thế giới dường như chỉ xoay quanh thiên thần nhỏ của họ mà vô tình lãng quên đi thế giới của riêng mình cũng rất cần được chăm chút, đó là vóc dáng, là mái tóc, khuôn mặt và đặc biệt là những vết rạn da sau sinh ở vùng bụng, đùi và thậm chí là vùng ngực cần được chữa trị an toàn và hiệu quả.

Chuyên trang phòng chữa bệnh

Bệnh Tim mạch - Máu

Bệnh cao huyết áp
Bệnh huyết áp thấp
Bệnh đột quỵ
Bệnh tim mạch vành
Xơ vữa động mạch
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch máu não
Bệnh suy tim
Bệnh tim mạch
Bệnh thiếu máu
Bệnh máu nhiễm mỡ
Máu khó đông
Nhiễm trùng máu
Bệnh bạch cầu

Bệnh thận - tiết niệu

Bệnh tiểu đường
Bệnh suy thận
Bệnh sỏi thận
Bệnh viêm cầu thận
Viêm đường tiết niệu
Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh phổi – hô hấp

Bệnh viêm phổi
Hen phế quản
Viêm phế quản
Bệnh hen suyễn
Bệnh bạch hầu
Bệnh đường hô hấp

Bệnh Gan mật

Bệnh viêm gan B
Viêm gan C
Viêm gan A
Bệnh xơ gan
Bệnh suy gan
Gan nhiễm mỡ
Bệnh sỏi mật
Viêm túi mật

Bệnh dạ dày - Tiêu hóa

Bệnh đau dạ dày
Viêm loát dạ dày tá tràng
Viêm thực quản
Bệnh khó tiêu
Bệnh trĩ
Bệnh táo bón
Rối loạn tiêu hóa
Viêm đại tràng
Viêm ruột thừa

Bệnh ung thư

Ung thư gan
Ung thư phổi
Ung thư dạ dày
Ung Thư thận
Ung thư máu
Ung thư xương
Ung thư vòm họng
Ung thư thực quản
Ung thư thanh quản
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tá tràng
Ung thư tụy
Ung thư ruột
Ung thư đại tràng
Ung thư vú
Ung thư buồng trứng
Ung thư cổ tử cung
Ung thu tinh hoàn
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư da

Các loại bệnh khác

Bệnh sản khoa
Bệnh phụ khoa
Bệnh hiếm muộn
Bệnh nam khoa
Suy giảm miễn dịch
Sốt sốt huyết
Sốt rét
Sốt siêu vi
Sốt phát ban
Bệnh thương hàn
Bệnh sởi
Bệnh thủy đậu
Bệnh chân tay miệng
Bệnh đau bụng
Bệnh cảm cúm
Bệnh dịch hạch
Bệnh Rubella
Bệnh bại liệt
Rối loạn hệ miễn dịch
Bệnh rụng tóc
Bệnh hói đầu
Bệnh Down
Bệnh HIV-AIDS
Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh gout
Bệnh viêm khớp
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa khớp
Thoát vị đĩa đệm
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh phong thấp
Bệnh loãng xương
Bệnh gai cột sống
Bệnh đau lưng

Bệnh ngoài da

Bệnh nám da
Bệnh á sừng
Bệnh vảy nến
Bệnh chàm - Eczema
Bệnh mề đay
Bệnh da liễu
Bệnh hoa liễu
Bệnh vàng da
Bệnh mụn trứng cá
Bệnh giời leo – Zona
Bệnh nấm da
Viêm da thần kinh
Viêm da dị ứng

Bệnh răng hàm mặt

Sâu răng
Bệnh nha chu
Nhiệt miệng
Bệnh hôi miệng
Bệnh răng hàm mặt

Bệnh Tai mũi họng

Viêm xoang
Viêm họng
Viêm tai giữa
Chảy máu cam
Khiếm thính
Viêm mũi dị ứng
Viêm thanh quản
Viêm Amidan
Bệnh quai bị
Bệnh tai mũi họng

Bệnh về mắt

Cận thị
Viễn thị
Loạn thị
Lão thị
Khiếm thị
Tăng nhãn áp
Đau mắt đỏ
Đau mắt hột
Bệnh về mắt

Đầu não - Thần kinh

Bệnh đau đầu
Bệnh trầm cảm
Bệnh mất ngủ
Bệnh động kinh
Bệnh dại
Rối loạn tiền đình
Thiên đầu thống
Bệnh tự kỷ
Say tàu xe
Viêm màng não
Bại não
Tâm thần phân liệt
Rối loạn tâm thần
Rối loạn hành vi
Rối loạn nhân cách
Mất trí nhớ
Hoang tưởng ảo giác
Suy giảm trí nhớ
Stress - Căng thẳng
Mộng du
Ngất xỉu
Nói lắp
Chứng nghiện rượu
Bệnh Alzheimer
Bệnh Parkinson
Bệnh tâm thần
Bệnh thần kinh
Tăng động giảm chú ý
Run tay chân
Tinsuckhoe.com- Ads demo
tin suc khoe

Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved

Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.

Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)

Toàn bộ hệ thống được vận hành trên nền CIINS    
Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn