Đột quỵ xảy ra khi cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất ôxy và dinh dưỡng của mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết. Điều trị sớm khi chớm có nguy cơ đột quỵ hoặc có dấu hiệu sớm về cơn thiếu máu não thoáng qua thường được ưu tiên.
Ngăn tăng vọt huyết áp buổi sáng, tránh nguy cơ đột quỵ
- Cập nhật : 01/03/2018
Theo Ths.BS Trần Công Duy, huyết áp thường tăng cao sau khi thức dậy vào buổi sáng do nhiều nguyên nhân. Các biến chứng, đặc biệt là đột quỵ, thường xảy ra vào lúc này khi huyết áp đột ngột vọt lên cao.
Hỏi: Tôi tên T.T.S - năm nay 60 tuổi ngụ tại Quận Tân Bình, TP.HCM. Tôi bị tăng huyết áp đã nhiều năm. Qua theo dõi, tôi nhận thấy huyết áp của tôi thường tăng cao sau khi thức dậy buổi sáng. Các triệu chứng tôi cảm nhận được như choáng váng, chóng mặt, và khó thở. Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về tình trạng của tôi cũng như cách phòng tránh và điều trị.
Ths.BS Trần Công Duy - Giảng viên bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP.HCM: Huyết áp thường tăng đột ngột vào buổi sáng là do hệ thần kinh giao cảm - thể dịch hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng, cơ thể tăng tiết các chất làm tăng kháng lực mạch máu, cung lượng tim và thể tích tuần hoàn.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc hạ áp có tác dụng ngắn có thể gây ra tình trạng thuốc hết tác dụng khi bệnh nhân tỉnh dậy Các biến chứng, đặc biệt là đột quỵ, thường xảy ra vào lúc này khi huyết áp đột ngột vọt lên cao.
Tăng huyết áp buổi sáng sớm thường gặp ở các đối tượng như đái tháo đường, thừa cân, béo phì, căng thẳng tinh thần, thời tiết lạnh, thời gian ngủ lâu và thức dậy muộn…
Khi huyết áp buổi sáng sớm cao trên 140/90 mmHg, bệnh nhân cần bình tĩnh và không nên dùng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá… Tránh sử dụng các biện pháp dân gian chưa được chứng minh khoa học như uống nước chanh, cạo gió, đâm kim vào đầu ngón tay để trích máu…
Đối với bệnh nhân chưa phát hiện bị tăng huyết áp, hoặc đã được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nhưng không tiến hành điều trị thường xuyên thì khi huyết áp buổi sáng tăng trên 140/90 mmHg, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, và tư vấn điều trị.
Để kiểm soát huyết áp ở mức dưới 140/90 mmHg, song song với việc điều chỉnh lối sống, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị bằng thuốc do bác sĩ chỉ định.
Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm: giảm ăn mặn, tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng hợp lí , bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia…Bên cạnh đó, bệnh nhân cần dùng thuốc hạ áp tác dụng kéo dài 24 giờ theo chỉ định của bác sĩ để đến sáng hôm sau nồng độ thuốc trong máu vẫn đủ để duy trì tác dụng hạ áp...
Quan trọng nhất, bệnh nhân cần dùng thuốc đều đặn mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ ngay cả khi huyết áp về bình thường, không tự ý thay đổi liều dùng hay ngừng thuốc, theo dõi huyết áp tại nhà, tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng huyết áp, biến chứng và các bệnh lý đi kèm.
Để phòng và điều trị cao huyết áp, người dùng có thể sử dụng các dược phẩm thuộc nhóm thuốc kháng canxi như: Amlodipin, Felodipin, Diltiazem nhằm chặn dòng ion canxi không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Các sản phẩm của Pfizer - công ty dược của Mỹ được các chuyên gia và y bác sĩ đánh giá rất cao trong việc phòng và điều trị cao huyết áp.
(Nguồn: Dược phẩm Pfizer)