Còn gì thú vị hơn khi lắng nghe bé yêu của mình bập bẹ, mặc dù những âm thanh đó nghe qua thì tưởng chừng vô nghĩa nhưng đó chính là những tiếng nói đầu tiên của bé, nó thể hiện mối dây tình cảm của bé với cha mẹ và mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh…
Bé từ 0 - 1 tháng
Bé sinh ra đã biết hóng chuyện và rất muốn nói chuyện với người khác.
- Từ khi mới sinh, bé đã biết “trả lời” bằng cách nhép miệng nếu bạn nói chuyện với bé ở khoảng cách 20 – 25 cm.
- Từ tuần thứ 2, bé có thể phát ra những âm không rõ ràng.
- Từ tuần thứ 3, bé đã có một số “vốn từ” cho mình.
- Từ tuần thứ 4, bé có thể hiểu ý cuộc nói chuyện và biết cách trả lời khi bạn nói với bé. Từ lúc này trở đi, bé luôn muốn dẫn dắt cuộc trò chuyện với bạn.
Nên bắt đầu nói chuyện với bé thường xuyên ngay từ lúc bé lọt lòng. Bạn thử liên tục gọi tên bé và quan sát ánh mắt bé đáp lại giọng nói của bạn. Trong quá trình giao tiếp bình thường, nhưng lại âu yếm, ngọt ngào này, trẻ đang cảm nhận sự ấm áp, tình yêu thương của cha mẹ.
Bé từ 1 - 2 tháng tuổi
Bé vốn rất thích được nói chuyện với người khác, do đó bé thường:
- Phát ra âm thanh để đáp lại khi có ai đó nói chuyện với bé.
- Đặc biệt thích ứng với những âm cao, tông đều, do đó các bà mẹ nên nói chuyện với con theo ngữ điệu này bất cứ khi nào có cơ hội.
- Ngọ nguậy cả cơ thể chỉ để cố gắng đưa lưỡi về phía bạn khi nghe bạn nói chuyện.
- Phát ra những nguyên âm đơn giản như ê, a, ư, ơ.
- Bé sẽ phản ứng khi nghe bạn trò chuyện ở khoảng cách từ 20 – 25cm
Giờ đây bé đã có thể phát ra những âm thanh để đáp lại lời nói của bạn. Hãy nói chuyện với bé bằng giọng dịu dàng, vừa đi tới đi lui lắc lư, nhún nhảy vừa ca hát hoặc hát ru cho bé nghe. Ngay cả khi bé chẳng hiểu bạn đang nói gì, nhưng chính giọng nói điềm tĩnh, trấn an của bạn giúp bé cảm thấy an toàn.
Đồ chơi thích hợp giúp phát triển ngôn ngữ của bé: Những khúc ca êm ái.
Bé từ 2 – 3 tháng tuổi
Bé đã nhận ra giọng của mình và tận dụng mọi cơ hội để nói. Cụ thể:
- Kêu la đủ kiểu để biểu thị sự vui sướng, bạn sẽ được nghe loại âm thanh từ kêu the thé, nói ríu rít đến la hét hay thì thầm.
- Có những động tác phấn khích (đá chân, vung tay) mỗi khi thích thú điều gì.
- Bắt đầu thêm phụ âm vào câu chữ, phụ âm đầu tiên thường là “m”, kế đến là âm bật hơi - bạn có thể giúp bé bằng trò thở phì phèo.
- Có khuynh hướng dùng âm “p” và “b” mỗi khi không vui và vào khoảng 3 tháng tuổi, bé sẽ dùng thêm những âm như “j” và “k” khi để biểu lộ sự vui sướng.
Hãy nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt, bằng cách lặp lại hoặc lặp lại những tiếng “o, e” của bé. Bé sẽ chăm chú nhìn miệng của bạn và bắt chước theo.