Nguyên nhân
Căn nguyên của bệnh trĩ vẫn còn nhiều bàn cãi. Bệnh trĩ là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức tì sinh ra trĩ.
Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng... có thể thấy bệnh trĩ kèm theo.
Bệnh trĩ được phân ra thành trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trị nội được chia làm 4 độ:
Độ I: búi trĩ còn nằm trong ống hậu môn.
Độ II: mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và sau đó tự tụt lên được vào ống hậu môn.
Độ III: khi búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên mới tụt vào trong ống hậu môn.
Độ IV: búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn.
Búi trĩ ở độ III, IV thường phải phẫu thuật.
- Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở ngoài ống hậu môn và được da che phủ.
Một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị trị và trị ngoại
Phương pháp điều trị
Hiện nay nhiều nước vẫn còn chữa trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc các loại thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu.
Tuy vậy chỉ có 10% - 15% số người có bệnh trĩ cần được điều trị và trong số bệnh nhân này chỉ có 5% - 10%là phải phẫu thuật.
Thông thường, người bệnh thấy chảy máu khi đại tiện, búi trĩ ló ra ngoài hoặc đau rát, sưng ở vùng hậu môn. Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa để khám bệnh và nếu cần thiếu thì nội soi hậu môn, trực tràng, đại tràng để tìm ra bệnh cho chính xác vì có thể có một số bệnh khác phối hợp như hậu môn như rò, nứt kẽ hậu môn, polype, viêm loét đại trực tràng, ung thư trực tràng hậu môn gây chảy máu.
Nếu bệnh trĩ không gây ra các biến chứng như chảy máu, tác mạch tạo cục máu đông, trĩ sa và làm nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng lở loét... thì không cần điều trị. Cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như tránh làm việc nặng, ngồi nhiều, tránh táo bón, cữ các chất kích thích như rượu, gia vị... để phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.
Cách điều trị cũng tùy thuộc vào loại bệnh trĩ nội hay ngoại và dựa vào mức độ của bệnh. Sau khi khám mới có hướng điều trị cụ thể, rõ ràng như dùng thuốc (thuốc uống, đặt tại chỗ...) hao85c bằng dụng cụ (như tiêm chất xơ, đốt lạnh, thắt túi tĩnh mạch bằng vòng bao su...) hay bằng phẫu thuật để cắt các búi trĩ (dao điện, laser...).
Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột... hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi... như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ... Tóm lại, trĩ hay trĩ ngoại đều có chỉ định điều trị khác nhau.
Sau cùng, lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y hay Tây y tùy thuộc quyết định của người bệnh. Tuy vậy chúng tôi vẫn có lời khuyên: bệnh trĩ cần phải được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị hầu tránh những trường hợp có bệnh khác kèm theo như chảy máu u bướu ở vùng hậu môn trực tràng... và khi điều trị cần đến những cơ sở y tế có uy tín, kinh nghiệm và chuyên môn cao để tránh những biến chứng, di chứng đáng tiếc có thể xảy ra về sau như đau, bí tiểu, chảy máu, đại tiện mất tự chủ, s5o gây biến dạng, hẹp hậu môn...
Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể có nhiều biến chứng và hậu quả là không ít người bệnh tiền mất tật mang, gây tổn hại đến sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc trong gia đình