Ung thư phổi
Hỏi: Có người quen vừa mất vì ung thư phổi. Nghe nói những người nghiện thuốc lá mới bị ung thư phổi, nhưng người này không hút thuốc lá. Bệnh diễn biến nhanh, vậy không có cách nào phát hiện được sớm hay sao?
(Nguyễn Mạnh Tiến, An Chấn, H. Tuy An)
Trả lời: Hút thuốc lá đúng là nguyên nhân hàng đầu của ung thư phổi, tuy nhiên cũng còn một số yếu tố khác. Theo thống kê, khoảng 80% người bị ung thư phổi có hút thuốc lá, số người hút trên 2 gói mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư phổi nhiều gấp 30 lần so với bình thường; 5% người ung thư phổi do “bị” hít khói thuốc của người khác hút (sống, làm việc chung với người hút thuốc lá). Ngoài ra mức độ sinh ung thư còn tùy thuộc vào số năm tiếp xúc với khói thuốc, phần nhựa có trong khói thuốc.
Một số nghề nghiệp có tiếp xúc với chất gây ung thư như sản xuất thuốc trừ sâu có chứa chất Arsenic, thợ mỏ sắt, mỏ dầu hỏa, kỹ nghệ kim loại nặng, nghề mài bố thắng xe; tiếp xúc nhiều bụi khói xe, bụi khói công nghiệp.
Ung thư phổi (cũng như nhiều ung thư khác) thường ít được phát hiện sớm do lúc khởi đầu không gây đau đớn. Khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài, thường là do khối u đã di căn nhiều gây chèn ép, tổn thương các cơ quan bộ phận khác nên điều trị không còn hiệu quả.
Triệu chứng ít nhiều tùy thuộc vào vị trí và kích thước khối u, giai đoạn bệnh. Các triệu chứng có thể gặp:
- Ho húng hắng và dai dẵng (khoảng 70% các trường hợp)
- Các triệu chứng của viêm phổi, viêm phế qủan như sốt, khó thở, nặng ngực, khạc đàm có máu.
- Khàn tiến, nuốt khó, hơi thở ngắn, sụt cân.
- Đau ngực, đau cánh tay, đau vai, dị cảm da.
- Chẩn đoán ung thư dựa vào các xét nghiệm: chụp X quang phổi, xét nghiệm tế bào học chất đàm, soi phế quản và sinh thiết, chụp cắt lớp điện toán (CT scan), soi trung thất.
Để phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư phổi, cần thực hiện:
- Không hút thuốc lá. Nếu đã lỡ hút thuốc thì phải cai. Ở những nơi công cộng cần cấm hút thuốc lá và treo bảng cấm hút thuốc để bảo vệ những người không hút thuốc, nhất là phụ nữ, trẻ em khỏi phải hít thở không khí mịt mù khói thuốc. Những người nghiện thuốc lá, trên 50 tuổi nên định kỳ kiểm tra sức khỏe có chụp phim phổi hằng năm.
- Đối với công nhân làm việc trong các ngành nghề có nguy cơ sinh ung thư, phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động đúng và đủ, khẩu trang hay mặt nạ phải phù hợp. Khám sức khỏe định kỳ theo quy định, ít nhất mỗi năm 1 lần.
BS ĐOÀN VĂN HẢI
(Theo Phú Yên Online)
- Nước tiểu vàng là có bệnh gan?"Em bị nước tiểu vàng trong thời gian khá lâu, chỉ giảm khi uống thật nhiều nước. Trên mặt và lưng em có nhiều mụn bọc, da rất nhờn. Có phải em bị bệnh gan thận".
- Hỏi: Chữa bệnh thoái hóa cột sống như thế nào?Anh (chị) ơi! Có cách nào để chữa bệnh thoái hoá cột sống không ạ? Nói giùm em với nhé. Em cảm ơn nhiều ạ!
- Đi tiểu có cặn có bị mắc bệnh đái tháo đường không?Tôi thấy nước tiểu của tôi có cặn rất nhiều, có phải tôi bị tiểu đường không? Hiện tượng của bị bệnh tiểu đường như thế nào?
- Khó thở có thể do hen phế quản Tôi năm nay 25 tuổi, tập thể hình được khoảng 6 năm. Gần 2 năm trở lại đây, tôi hay cảm thấy khó thở, phải thở thật sâu thì mới cảm thấy dễ chịu nhưng nếu thở sâu bằng mũi không được, tôi phải thở sâu bằng miệng, có khi phải thở sâu bằng miệng nhiều lần mới cảm thấy dễ chịu trong người.
- Hỏi: Dùng thuốc gì khi huyết áp thấp?Tôi năm nay 27 tuổi. Huyết áp của tôi rất thấp (80/40). Tôi tập thể dục rất đều đặn, ăn trứng vịt lộn, thỉnh thoảng uống café và nước trà nhưng huyết áp vẫn không tăng. Tôi xin hỏi, làm cách nào để huyết áp tăng lên. Vì sao lại bị huyết áp thấp, bệnh này có nguy hiểm không?
- Uống thuốc chữa đau vai có ảnh hưởng đến dạ dày không?Tôi năm nay 36 tuổi, bị thoái hóa đốt sống cổ từ 16 năm nay. Mấy năm gần đây cứ khi trời trở lạnh là tôi bị đau vai trái, cảm giác mỏi dọc từ cổ xuống đến bờ vai rất khó chịu. Xin hỏi có thuốc gì uống cho khỏi đau mỏi vai? Tôi bị loét hành tá tràng đã 16 năm rồi. Liệu uống thuốc chữa đau vai có ảnh hưởng đến dạ dày không? Xin cảm ơn quý báo rất nhiều!
- Hỏi về vắc-xin tiêm phòng ung thư cổ tử cungHỏi: Gần đây nghe nói có loại vắc-xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung, đạt hiệu quả 100%. Đối tượng nào cần tiêm phòng, bác sĩ có thể cho biết thêm thông tin?
- Tiểu đường, máu có mỡ: uống nấm linh chi có hiệu quả?Tôi 55 tuổi, bị bệnh tiểu đường và máu có nhiễm mỡ, sức khỏe yếu. Có người chỉ tôi uống nấm linh chi Hàn Quốc sẽ có hiệu quả trị bệnh. Xin hỏi công dụng của loại nấm này thế nào?
- Xơ nang tuyến vúHỏi: … Tuổi 40, có khối u ở ngực, cảm giác căng tức, hơi đau, đi khám ở thành phố HCM thấy ghi bị xơ nang tuyến vú, cho một số thuốc, về xem lại thấy trong đó có thuốc điều trị ung thư, uống có đỡ, giờ bị đau lại, có phải em đã bị ung thư. Em nên khám và điều trị thêm như thế nào?
- Phòng bệnh viêm màng nãoAnh Bùi Văn Nam (phường 9, TP Tuy Hòa) hỏi: Trong thời gian gần đây tôi nghe nói nhiều về bệnh viêm màng não. Bệnh này do nguyên nhân nào gây nên và cách phòng bệnh như thế nào.
- Chất béo và bệnh ganHỏi: Tôi bị viêm gan siêu vi B, bác sỹ khuyên cữ ăn chất béo, trứng, rượu bia. Lâu nay tôi không dám ăn một qủa trứng nào, còn chất béo thì thường vẫn ít dùng. Nhưng gần đây gặp bác sỹ khác nói là vẫn có thể ăn được, như vậy thế nào mới đúng, bác sỹ có thể giải thích rõ hơn.
- Tiểu đường loại gì?Hỏi: Tôi bị bệnh đi khám được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, không biết thuộc loại I hay loại II. Loại nào thì nặng hơn. Bị tiểu đường nhưng sao thử nước tiểu không có đường, thử máu nói là bị bệnh. Bác sỹ còn bảo phải thử thêm xét nghiệm HbA 1C, không biết có ý nghĩa gì.
- Phong thấpHỏi: Nhiều năm nay tôi thường bị chứng đau nhức khắp cơ thể, lúc thì đau cổ đau vai, đau lưng, lúc đau khớp, đau bắp thịt, nhiều lúc mệt mỏi khó chịu, ăn uống kém ngon. Đã đi khám và điều trị nhiều nơi, uống đủ thuốc Tây, Nam, Bắc, châm cứu,… nhưng chứng nào vẫn tật ấy. Không nơi nào có chẩn đoán bệnh rõ ràng. Xét nghiệm, siêu âm đều bình thường. Bác sỹ có thể giúp cho biết tôi bị bệnh gì?
- Kiểm soát đường máuHỏi: Tôi mới phát hiện bị bệnh tiểu đường, rất hoang mang, không biết phải kiểm tra, theo dõi lượng đường máu ra sao. Có người giới thiệu loại máy đo đường cá nhân, sử dụng có được không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (Nguyễn Văn Dũng, xã Hoà Thành, huyện Đông Hòa)
- Chất béo với bệnh tim mạchHỏi: Tôi bị cao huyết áp, cao mỡ máu, bác sĩ dặn kiêng ăn chất béo. Tôi không dám dùng thức ăn có tý gì dầu mỡ, nhưng có người nói kiêng hoàn toàn cũng không tốt. Xin bác sĩ giải thích rõ hơn.