Seedlink tuyển sinh hè 2014
Tin tiêu điểm

Phục hồi “bản lĩnh” phái mạnh: Dục tốc bất đạt

Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.

Melamin độc hại đến đâu?

Melamin là gì?

Melamin có tên khoa học là tripolicyanamid gồm một nhân 6 cạnh trong đó có 3 nitơ (N), 3 carbon (C) và 3 nhóm NH2 gắn vào 3 vị trí carbon (C3N6H6). Với công thức này, thành phần nitơ chiếm tới 66% khối lượng phân tử. Việc tổng hợp melamin không khó. Cứ 6 phân tử ure thì tổng hợp được 1 phân tử melamin. Melamin cũng có thể tổng hợp từ than với giá rẻ hơn melamin tinh khiết.

 Sau việc trẻ bị “sạn thận” do dùng sữa có melamin ở Trung Quốc vừa qua, người tiêu dùng đã rất cảnh giác với các sản phẩm sữa.

Melamin là một loại chất kết dính, được đánh giá là một chất ít độc khi dùng trong chế tạo keo dính làm các vật liệu gia dụng, nội thất, đồ chơi bằng nhựa, bằng gỗ bởi vì có độ kháng với nhiệt độ khá cao, không bị ăn mòn bởi dung môi hay dầu mỡ, không mùi vị, không bị trầy xước ra. Tuy nhiên vì melamin có giá đắt nên ngay cả những cơ sở làm các loại hàng này có khi người ta lấy polystyren (một chất kết dính có tính độc hơn nhưng lại rẻ hơn) để thay thế.

Melamin được phép dùng trong công nghiệp do những tính chất ưu việt nói trên. Vì vậy, trên thế giới và trong nước, hiện vẫn có nhiều xí nghiệp sản xuất đồ gia dụng, nội thất, đồ chơi bằng melamin.

Lạm dụng và độc hại của melamin?

Trong công thức melamin có 66% là nitơ (như nói trên). Đưa melamin vào thực phẩm thì khi kiểm nghiệm sẽ cho chỉ số nitơ toàn phần cao làm cho người ta hiểu lầm là lượng đạm cao nhưng đây chỉ là lượng đạm cao “giả” (vì nitơ trong melamin không có tính dinh dưỡng như nitơ trong protein thật). Có hai cách đưa melamin vào thực phẩm:

+ Trộn melamin vào các bột gạo protein (có tiêu chuẩn hàm lượng protein cao, gọi là gluten) để làm thức ăn cho chó mèo, gia súc (phát hiện tháng 4/2007 tại Mỹ).

+ Cho melamin vào nước, tạo ra một hỗn dịch giống sữa, rồi trộn với sữa tươi sẽ làm tăng lượng sữa tươi lên, rồi đem bán cho nhà máy sản xuất sữa bột. Melamin có trong sữa bột sẽ làm tăng cân nặng của sữa bột (phát hiện năm 2008, tại Trung Quốc).

Có rất ít công trình nghiên cứu về độc hại của melamin. Với người: Trẻ em chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh, melamin sẽ làm cho trẻ em bị sỏi thận và có thể tử vong (nếu trẻ quá nhỏ và melamin tích tụ nhiều). Người lớn ít bị độc hơn trẻ nhưng cũng có thể phá hủy bộ máy sinh sản, gây suy thận, sỏi thận.

Quy mô của việc lạm dụng

Gluten chế từ bột mỳ của Trung Quốc được nhập vào Mỹ thoạt đầu được chế thành thức ăn cho chó mèo, về sau một số cơ sở chế thành thức ăn chăn nuôi gia súc. Hàng loạt chó mèo cưng của Mỹ chết vì loại thức ăn chế từ nguyên liệu gluten này. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã vào cuộc và phát hiện ra gluten này bị nhiễm melamin.

Hãng sản xuất sữa bột Sanlun đưa sữa tươi giả nhiễm melamin vào sản xuất sữa bột. Tính đến 15/9/2008 đã có 6.200 em bị ngộ độc trong đó có 158 em bị sỏi thận, 3 em bị chết. Trung Quốc đã tiêu hủy 10.000 tấn sữa bột nhiễm melamin. Số tiêu hủy này khá lớn nhưng vẫn chưa thấm vào đâu vì cũng tính đến ngày 15/9/2008 mới kiểm tra 109 công ty và 491 loại sữa thì thấy có 69 loại sữa của 22 công ty bị nhiễm melamin. Cứ 4kg sữa tươi sẽ chế ra được 0,5kg sữa bột, theo quy mô sản xuất sữa bột của mình, Công ty Sanlun đã tính ngược lại thì ít nhất cũng đã có 100.000 tấn sữa tươi giả bị trộn melamin. Ai làm ra lượng sữa tươi giả khổng lồ này, đến nay vẫn còn điều tra? Một số phạm nhân đã khai, trong đó có phạm nhân chỉ trong thời gian ngắn đã trộn 200kg melamin vào nước và sữa để làm sữa tươi giả.

Mới đây (28/4/2008) FDA, USDA thừa nhận: “... đã có thịt lợn, gà cung cấp cho người, được nuôi từ thức ăn bằng nguyên liệu bị nhiễm melamin của Trung Quốc”. Nhưng FDA, USDA lại cho rằng “... theo các thông tin nắm được thì có thể mắc bệnh cho người rất thấp do ăn loại thịt lợn này”. Trong khi đó, cũng chính tại Mỹ trước đây từng ra lệnh tạm ngừng bán 20 triệu con gà nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamin.

Trung Quốc là nước sản xuất melanin lớn nhất thế giới, lượng tiêu thụ nội địa hàng năm tăng 10%. Việc sản xuất thức ăn gia súc có trộn lẫn melamin hay không thì chưa thấy công bố số liệu rõ ràng, nhưng chính tại Mỹ năm 2007 đã từng giữ 100 loại thức ăn gia súc nhập từ Trung Quốc có chứa melamin.

Phản ứng chung của thế giới

Ngày 27/4/2008, FDA cho rằng: “Tất cả các protein nhập từ Trung Quốc dành cho người và súc vật phải tạm giữ mà không cần khảo sát vật lý bao gồm gluten lúa mì, gluten gạo, protein gạo cô đặc, gluten từ ngô, thức ăn từ gluten ngô, phụ phẩm ngô, protein đậu nành, thực phẩm đậu nành, đạm đậu dạng nước giải khát...”. Ngày 30/5, FDA cũng yêu cầu Cơ quan kiểm soát bệnh (CDC) phải kiểm soát các dấu hiệu bệnh ở người (như suy thận) để xác định việc lây nhiễm melamin đối với thực phẩm cung cấp cho người. Riêng sữa, FDA ra thông báo là sữa formula (của Sanlu) là bất hợp pháp.

Ngày 7/6/08, Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) “tạm thời không áp dụng hàm lượng 0,5mg/kg thể trọng đối với melamin và các chất tương đương...), và ngày 21/6, Giám đốc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Ủy ban châu Âu chỉ đạo “với thực phẩm sản xuất từ gia súc nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamin thì phải tuân thủ các quy định này của EFSA”.

Việc xử lý sữa nhiễm melamin tại Trung Quốc, Mỹ khá kiên quyết. Việc xử lý thịt gia súc gia cầm nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamin tại Mỹ, châu Âu thì đã có sự chú ý đặc biệt, tuy chưa rõ ràng, còn ở Trung Quốc thì chưa thấy có thông tin đầy đủ.

Trong bối cảnh này thì việc cảnh giác với melamin không chỉ bó gọn ở sữa.

(Theo DSCKII. Bùi Văn Uy // Báo Sức khỏe và Đời sống)

  • Người cao tuổi dùng thuốc nên biết
  • Ngộ độc digitalis và cách xử trí
  • Nước táo và nước cam có thể hạn chế khả năng hấp thụ thuốc
  • Ketamin: Lợi ích và nguy cơ
  • Bệnh do thừa vitamin
  • Cẩn thận khi dùng thuốc trong nhiễm độc thai
  • Thuốc giả có hại như thế nào?
  • Lợi ích của chất chống ôxy hóa từ thiên nhiên
  • Cảnh báo tử vong vì sốc phản vệ do tự dùng thuốc
  • Chất chống ôxy hóa thực vật
  • Nước táo và nước cam có thể hạn chế khả năng hấp thụ thuốc
  • Ketamin: Lợi ích và nguy cơ
  • Bệnh do thừa vitamin
  • Cẩn thận khi dùng thuốc trong nhiễm độc thai
  • Thuốc giả có hại như thế nào?
  • Lợi ích của chất chống ôxy hóa từ thiên nhiên
  • Cảnh báo tử vong vì sốc phản vệ do tự dùng thuốc
  • Chất chống ôxy hóa thực vật
  • Hiểm họa từ nấm mốc
  • Dùng thuốc quá liều: Hậu quả khó lường!


Copyright © 2009 - 2013   USS Corp . All rights reserved.

Chăm sóc sức khỏe | Phòng chữa bệnh | Phân loại bệnh quốc tế ICD | Bệnh tai mũi họng | Bệnh răng hàm mặt | Bệnh cơ xương khớp | Bệnh hô hấp | Bệnh tim mạch | Bệnh thận tiết niệu | Bệnh về gan | Bệnh hệ thần kinh | Bệnh ung thư | Bệnh cột sống | Bệnh đường tiêu hóa | Bệnh dạ dày | Bệnh nội tiết | Bệnh đái tháo đường | Bệnh trĩ | Bệnh mắt | Bệnh da liễu | Bệnh béo phì | Trị bệnh bằng trái cây | Lịch tiêm chủng | Chích ngừa | Sơ cứu – cấp cứu | Tủ thuốc gia đình | Sức khỏe người cao tuổi | Phụ nữ mang thai và em bé | Bà bầu | Thai nghén 9 tháng 10 ngày | Trẻ sơ sinh | Sức khỏe trẻ em | Sức khỏe phụ nữ | Sức khỏe nam giới | Sức khỏe giới tính | Chuyện phòng the | Rèn luyện sức khỏe | Làm đẹp | Sống vui khỏe | Dinh dưỡng cho trẻ em | Dinh dưỡng cho người già | Dinh dưỡng cho người cao tuổi | Dinh dưỡng | Thực đơn cho bé | Dinh dưỡng chữa bệnh | Ẩm thực | Món ngon | Món ngon quê nhà | Mẹo vặt | Tư vấn dinh dưỡng | Y học dân tộc | Từ điển y dược học | Bài thuốc dân gian | Đông y chữa bệnh | Hỏi đáp y học dân tộc | Cây thuốc vị thuốc | Danh y việt | Hỏi đáp Tư vấn sức khỏe | Tư vấn sử dụng thuốc | Sản phẩm y tế | Thuốc bổ và vitamin | Thuốc gây tê - gây mê | Thuốc Giảm đau - Hạ sốt  Chống viêm | Thuốc chống dị ứng | Thuốc Cấp cứu - Giải độc | Thuốc hướng tâm thần | Thuốc Chống nhiễm khuẩn Trị ký sinh trùng | Thuốc Điều trị đau nửa đầu | Thuốc chống ung thư | Thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường tiết niệu | Thuốc trị Parkinson | Tác dụng cho máu | Máu - Dung dịch cao phân tử | Thuốc trị bệnh tim mạch | Thuốc điều trị bệnh da liễu | Thuốc Dùng chẩn đoán | Thuốc sát khuẩn | Thuốc lợi tiểu | Thuốc đường tiêu hóa | Hocmon - Nội tiết tố | Huyết thanh & Globulin miễn dịch | Thực phẩm chức năng | Thuốc nhỏ mắt - Tai mũi họng | Thuốc điều trị bệnh gan | Thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp | Thuốc có tác dụng thúc đẻ | Dung dịch thẩm phân phúc mạc | Thuốc cho đường hô hấp | Thuốc Giãn cơ và tăng trưởng lực cơDung dịch điều chỉnh nước điện giải   Thuốc có nguồn gốc Thảo dược    Dầu xoa - Cao xoa   Thuốc phụ khoa   Thiết bị chăm sóc sức khỏe   Thiết bị - Dụng cụ y tế   Thiết bị - Dụng cụ thể thao   Sách, tài liệu y khoa   phòng khám Nha khoa tại Hà Nội   phòng khám Nha khoa tại TP.HCM  Phòng khám nhi tại Hà Nội    Phòng khám nhi tại TP.HCM   Phòng khám đa khoa tại Hà Nội Phòng khám đa khoa tại TP.HCM   Phòng khám da liễu tại Hà Nội   Phòng khám da liễu tại TP.HCM   Phòng khám sản phụ khoa tại Hà Nội   Phòng khám sản phụ khoa tại TP.HCM   Phòng khám tai - mũi - họng tại Hà Nội   Phòng khám tai - mũi - họng tại tại TP.HCM   Bác sĩ tư cho gia đình tại Hà Nội  Bác sĩ tư cho gia đình tại TP.HCM   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại Hà Nội   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại TP.HCM    Bệnh viện tại Hà Nội  Bệnh viện tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Hà Nội   Hiệu thuốc tây tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Đà Nẵng   Hiệu thuốc tây tại Cần Thơ   Hiệu thuốc tây tại TP.Vũng Tàu  Hiệu thuốc tây tại Hải Phòng  Hiệu thuốc tây tại Nha Trang   Hiệu thuốc đông y tại Hà Nội  Hiệu thuốc đông y tại Tp.HCM   Lưu ý khi uống thuốc   Sử dụng thuốc kháng sinh   Sử dụng thuốc đặc trị   Sử dụng thuốc bổ  Giới thiệu nhà sản xuất dược phẩm   Tin y học - Công nghệ   Hồ sơ y học  Triển lãm – Hội thảo y học  Tương thân tương ái  nom sua  ca com  quan he vo chong  trieu chung ung thu vu    ung thu vu   viem amidan  nam linh chi  nam linh chi co tac dung gi  stress   benh mau trang   benh ung thu mau  diep ha chau giay dep  thuoc ngu thuy dau   Cao huyết áp | Máy bộ đàm | Máy định vị | Ống nhòm | Thiết bị định vị | Máy định vị | Máy bộ đàm | Bán ống nhòm | Ống nhòm đêm | Máy định vị vệ tinh


Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.
Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++