Dinh dưỡng trong giai đoạn bầu bí có tác động rất lớn tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết và rất hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt 40 tuần thai nghén.
Lối sống mới
Sẽ có rất nhiều điều ùa tới tâm trí bạn khi phát hiện ra mình có bầu, trong đó có nỗi lo lắng về sự thay đổi trong lối sống và chế độ dinh dưỡng.
Giống như sự kiện Năm mới, ngày bạn phát hiện mình có thai luôn là một thời điểm vô cùng thú vị. Có rất nhiều thứ bạn cần làm để cải thiện chế độ dinh dưỡng của mình nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thai nhi.
Nếu bạn cảm thấy trước thời điểm mang thai có vấn đề nào đó liên quan tới sức khoẻ hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ ngay để giải toả mọi lo lắng.
Một điểm nữa bạn cần nhớ là sự thay đổi này rất có lợi cho sức khoẻ của bạn và thai nhi, giúp bạn sinh nở dễ dàng hơn.
Thực phẩm cho bạn
Nhiều bà bầu lo lắng về hình thức của mình trong suốt những tháng mang thai. Nhưng ở giai đoạn đầu tiên này, nhu cầu năng lượng của bạn rất ít vì vậy hãy để cơn thèm ăn được thoải mãn và cũng đừng quá dè chừng rằng mình sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu thực.
- Bạn có thể được khuyên “ăn cho 2 người” nhưng sự thật là bạn chỉ cần 200 – 300 calo/ngày. Tương đương với 2 lát bánh mỳ nướng với bơ hay một đĩa nhỏ khoai tây trộn bơ hoặc đơn giản là 1 ly sữa lớn.
- Vẫn tiếp tục tập luyện nhẹ nhàng như bơi lội và đi bộ vì lối sống lành mạnh này rất tốt cho giai đoạn mang thai, giúp cơ bắp luôn dẻo dai và cân nặng của bạn ở mức hợp lý.
- Nếu bạn có nguy cơ cao bởi đã từng sẩy thai trước đó, bạn nên tránh những bài tập nặng và nên gặp bác sĩ ngay khi biết mình mang thai để có những hướng dẫn phù hợp.
- Chăm sóc cơ thể lúc này cũng đồng nghĩa với việc tránh xa khói thuốc và các loại thuốc.
- Cảm giác mệt mỏi?
- Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi quá mức trong giai đoạn này thì hãy:
- Kiểm tra nồng độ sắt trong máu. Bệnh thiếu máu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mệt mỏi, đặc biệt nếu bạn là người ăn chay.
- Ăn nhiều bữa. Chọn các thực phẩm giúp chống lại mệt mỏi.
- Nếu muốn ăn vặt, hãy chọn các thực phẩm nhóm cacbon hydrat, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong nhiều chẳng hạn như các món sa lát, hoa quả trộn, bánh gạo.
- Bánh quy, sô cô la và các loại đồ uống ngọt chỉ đem đến cho bạn năng lượng trong chốt lát và cảm giác đói sẽ nhanh chóng quay lại.
Folate và axit folic
Folate (axit folic là dạng tổng hợp) có rất nhiều trongthực phẩm nhưng dù chế độ ăn tốt tới mức nào cũng không thể giúp giảm thiểu được nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Vì thế các bác sĩ thường kê thêm axit folic bổ sung trong giai đoạn trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ.
Bạn cũng nên ăn nhiều thực vật giàu folate dưới đây:
- Rau xanh: súp lơ xanh, đậu Hà Lan, táo, súp lơ trắng, xà lách, bạc hà, lá củ cải, củ cải đường,đỗ đen và ớt
- Ăn sáng với ngũ cốc nguyên cám, yến mạch,ngô, men bia
- Cam, chanh ngọt
- Hạnh nhân và hạt điều
Ăn nhẹ và đồ uống
Uống 8 – 10 cốc nước mỗi ngày cùng với các loại chất lỏng khác (súp, nước hoa quả…). Nếu cảm thấy mệt mỏi thì cũng đừng uống đồ uống có cafein để mong tỉnh táo. Chúng sẽ khiến cơ thể bạn bị khử nước. Thay vào đó, hãy uống nước quả hay nước mát hoặc sữa.
- Một cốc nước khoáng mát cùng với vài lát chanh hay thêm chút nước dừa sẽ giúp việc uống nước trở nên đơn giản.
- Các loại nước rau ép cũng rất giàu vitamin và khoáng chất.
- Nếu thời tiết quá oi bức, hãy tăng cường uống nước để tránh bị khử nước.
- Đừng uống đồ uống chế biến ngoài hàng quán, nhất là trong những tháng mùa hè.
- Nếu muốn ăn nhẹ, hãy chọn hoa quả thay vì nước quả để cơ thể nhận được nhiều chất xơ hơn.
Đặc biệt chú ý đối với các món ăn nhiều chất béo vì việc tránh xa các thực phẩm này sẽ khiến cho khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ rau xanh giảm sút. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều mỡ động vật, dầu thực vật chuyên dùng rán xào… mà chỉ nên ăn dầu ngô,dầu nành, dầu ôliu, dầu hạt cải.