Được biết trong suốt cuộc đời giúp người, giúp đời được hạnh phúc, gìn giữ hạnh phúc, thầy Hoàng Tiến Khương có một nguyên tắc bất di bất dịch chỉ giúp những việc chính đáng, việc tốt, chứ tuyệt đối không giúp ai với mục đích, mưu đồ xấu, làm hại người khác
7 cách làm việc hiệu quả với sếp không có tổ chức
- Cập nhật : 13/07/2019
Không có kế hoạch làm việc cụ thể, liên tục muộn giờ, luôn nhờ bạn gửi lại email cũ, không bao giờ tìm được giấy tờ đã lưu trữ,... là những biểu hiện của một người sếp không có tổ chức. Điều này sẽ khiến bạn bực mình vì công việc trở nên khó khăn gấp đôi, thậm chí còn làm chậm tiến độ chung của cả nhóm. Bạn phải làm gì khi sếp đang vô tình “phá hoại” công việc của bạn và những người khác? Nếu không thay đổi được sếp thì bạn nên áp dụng một số “tuyệt chiêu” sau để làm việc với sếp hiệu quả hơn nhé.
Luôn đi trước một bước
Nếu sếp không có khái niệm về “deadline”, điều đó có nghĩa là bạn phải nhận thức tốt hơn về các thời hạn. Đảm bảo rằng các công việc của bạn được thực hiện trước khi sếp cuống cuồng yêu cầu bạn thực hiện. Bạn sẽ nhanh chóng có được uy tín như một người đáng tin cậy trong loại tình huống này.
Tập trung vào thế mạnh của sếp
Dù “yếu” về khả năng tổ chức nhưng nói về khả năng tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, hay sáng tạo, đưa ra những ý tưởng tuyệt vời thì sếp là người bạn ngưỡng mộ. Bằng cách nhìn vào những điểm tích cực như thế ở sếp, bạn sẽ có những lời biện minh cho sếp kiểu như “Chắc là sếp đang có ý định hay ho nào đó!” và trở nên “tĩnh tâm” hơn trước những thách thức từ sự “tùy hứng” của sếp.
Chuẩn bị thời gian cho những việc bất chợt
Nếu sếp thường xuyên yêu cầu bạn tìm giúp các giấy tờ thất lạc hoặc email cũ hay đưa ra những việc khẩn cấp vào phút chót thì mỗi ngày bạn nên chừa ra 1 khoảng thời gian để thực hiện những việc này. Như vậy bạn tự tạo cho mình một lối thoát, vì thế những “khủng hoảng” do sếp tạo ra sẽ không làm bạn phiền lòng.
Đưa ra giải pháp cho các vấn đề
Mặc dù những vị sếp không có khả năng tổ chức tốt thường hay tạo rắc rối cho bạn nhưng họ lại không thích gặp bất cứ phiền hà nào. Vì vậy, hãy chuẩn bị trước câu trả lời cho các vấn đề của họ, họ sẽ đánh giá cao “sự tự giác” đó của bạn.
Sử dụng cách giao tiếp thuận lợi cho sếp
Dù sếp của bạn thích thảo luận các vấn đề thông qua email, qua điện thoại hay gặp mặt trực tiếp thì bạn cũng nên học cách sử dụng cách giao tiếp của họ. Bởi, một số nhà quản lý có thể thể hiện suy nghĩ của họ một cách rõ ràng mạch lạc bằng cách viết nhưng lại không giỏi nói. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý cách sếp giao tiếp theo cách bình dân hay câu nệ hình thức và cố gắng thích nghi với điều đó.
Đừng đợi đến khi quá muộn
Sếp của bạn thường đến trễ hoặc vắng mặt trong các cuộc họp với lí do là có việc quan trọng, tuy nhiên thường là do kỹ năng quản lý thời gian của họ. Nếu gặp trường hợp này, bạn đừng nên đợi mà hãy tiếp tục với công việc hàng ngày của bạn. Sau đó bạn có thể gửi thông tin về những gì diễn ra trong thời gian họ vắng mặt qua điện thoại hoặc email.
Đừng giả sử bất cứ điều gì
Nếu sếp của bạn không phải là người giỏi sắp xếp thì đừng cho rằng họ đã đọc báo cáo của bạn, hoặc biết deadline đang đến gần và bạn đang chờ ý kiến của họ. Bạn biết không, có khi họ cần bạn nhắc nhở họ đấy. Hãy tự mình kiểm tra và đừng ngại ngần “dí” sếp. Có thể bạn sẽ nhận được lời cảm ơn chân thành từ sếp và các vấn đề của bạn sẽ được giải quyết kịp thời.
Làm việc với sếp không có tổ chức tốt thật không dễ dàng nhưng với một chút nỗ lực và chiến lược thông minh, bạn vẫn có thể giữ mọi thứ hoạt động trơ tru, bất chất sự “mất trật tự” của sếp. Hơn thế nữa, bạn còn có thể nhận được sự tôn trọng từ họ và có thể giúp họ thoát khỏi sự hỗn độn mà họ gây nên. Tuy nhiên, nếu đã thử rất nhiều cách nhưng không thể khiến tình hình trở nên tốt hơn, hãy cân nhắc tìm một cấp trên mới. Có rất nhiều việc làm tại TPHCM đang chờ đợi bạn tại Careerlink.vn.
Huỳnh Trâm