Tôi mang bầu hơn 8 tháng, thời gian này rất hay bị táo bón và đi ngoài ra máu. Có lúc, tôi lại bị tiêu chảy mấy ngày, khỏi xong lại bị táo bón và đi ra máu. Xin hỏi bác sĩ đây có phải là triệu chứng của bệnh trĩ? Bệnh có ảnh hưởng đến thai không?
Tôi đã cố ăn nhiều chất xơ, hoa quả để cải thiện tình hình. Sau khi sinh em bé liệu có tái phát không?
Trả lời:
Có khả năng bệnh nhân đã bị trĩ trong quá trình mang thai do những nguyên nhân dưới đây. Tuy nhiên, có một vài bước mà bệnh nhân có thể thử để ngăn chặn việc bị bệnh trĩ này:
Bệnh trĩ được hình thành là do tình trạng các tĩnh mạch trong thành hậu môn lớn ra (chứng dãn tĩnh mạch) và có thể bị ở trong hay ngoài (trĩ nội - trĩ ngoại), thường là do táo bón lâu dài hay đôi khi do tiêu chảy. Trĩ thường xảy ra ở ba điểm chính cách đều nhau quanh vòng hậu môn. Trĩ không biến chứng ít khi gây đau, thường chỉ bị đau khi có khe nứt hậu môn. Triệu chứng chính là xuất huyết. Trĩ độ một không bao giờ xuất huyết ở hậu môn, triệu chứng duy nhất là xuất huyết sau khi đi vệ sinh. Trĩ độ hai nhô ra khỏi hậu môn thành một chỗ sưng gây khó chịu nhưng tự rút vào, trĩ độ ba ở lại bên ngoài hậu môn và cần phải đẩy vào.
Trĩ độ một và hai đáp ứng tốt với phương pháp điều hoà ruột bằng chế độ ăn uống nhiều xơ và dùng các chất làm mềm phân. Nếu vẫn còn xuất huyết, dùng một dịch kích thích (tác nhân gây xơ cứng) chích quanh nơi tĩnh mạch phồng ra để gây co mạch. Nong hậu môn (cần gây mê toàn thân) cũng có công hiệu. Trĩ độ ba cần phải phẫu thuật, đặc biệt khi bị xoắn lại.
Bệnh nhân bị bệnh trĩ hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi phải dùng các loại thuốc đặc trị. Về vấn đề này, bệnh nhân nên có tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa trước khi điều trị bênh trĩ.
Với những bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ, nếu không điều trị dứt điểm và có hướng điều trị phù hợp thì khả năng mắc bệnh trở lại sẽ cao.
Trong hầu hết các trường hợp bị trĩ, hầu như bệnh nhân không biết là mình bị mắc bệnh. Tuy nhiên, có một số bước mà bệnh nhân có thể thử để ngăn chặn việc bị bệnh này:
- Duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống trong quá trình mang thai để tránh bị táo bón. Chất xơ đặc biệt rất quan trọng trong viêc ngăn chặn bệnh. Bệnh nhân có thể tăng chất xơ bằng cách ăn thật nhiều hoa quả, rau, bánh mì, ngũ cốc, đỗ...
- Uồng nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước.
- Tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục, chẳng hạn bơi. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.
- Khi bệnh nhân cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn,
- Cố gắng tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
Tư vấn bởi bác sĩ Bruno Wauter, giám đốc y tế, Family Medical Practice - 298 I Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội / 34 Lê Duẩn, Diamond Plaza, Quận 1, TP HCM.
Bác sĩ Bruno Wauter
Nguồn: Vnexpress