8. huyenledinh@yahoo.com
Xin Bác sỹ cho biết dấu hiệu của bệnh tim mạch ở những người trẻ tuổi độ tuổi từ 25~35. Bệnh tim mạch có phải là mộ loại bệnh có tính di truyền không? Cha tôi 87 tuổi đã có tiền sử về tim mạch và cao huyết áp; Anh tôi bị bệnh nhồi máu cơ tim; Không biết bọn trẻ chúng tôi có nguy cơ không.
Thưa Bác sĩ, cha tôi hay uống rượu tuy không nhiều mỗi ngày khoảng 250ml, có cách nào hạn chế Cụ được không? Xin Bác sĩ cho lời khuyên về các cách chăm sóc, chế độ sinh hoạt của người bị bệnh tim.
Trả lời:
Bệnh tim mạch ở lứa tuổi 25 – 35 thường gặp ở Việt Nam là những bệnh van tim hậu thấp như hẹp, hở van 2 lá, hẹp, hở van động mạch chủ…, tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, …
Triệu chứng thường gặp là mệt, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm, đau ngực, hồi hộp, tím tái, ngất.
Một số bệnh tim mạch có liên quan đến yếu tố di truyền, ngoài ra còn liên quan chế độ ăn uống, sinh hoạt điều kiện sống.
Cha và anh bạn đã bị bệnh tim mạch nhưng bạn không nói rõ là họ bị vào lúc bao nhiêu tuổi? Bệnh mạch vành (mà biểu hiện nặng là nhồi máu cơ tim) có yếu tố nguy cơ gia đình khi nó xảy ra ở người nam trước 55 tuổi và ở người nữ trước 65 tuổi và chỉ liên quan tới những người có quan hệ trực hệ tức là chỉ từ đời cha mẹ sang đời con.
Cha bạn có tiền sử bị bệnh tim và tăng huyết áp, lượng rượu có thể cho phép là 50ml/ngày, tương đương với lượng bia là 600ml/ngày. Tuy nhiên ba bạn đã 87 tuổi, bạn thấy có nên bắt ông cụ phải kiêng khem hay không?
Với người bệnh tim cần uống thuốc đều, tái khám thường xuyên chuyên khoa tim mạch, tập thể dục thường xuyên, vừa phải, chế độ ăn hạn chế muối, giảm dầu mỡ.
9. Dung Chinh - 575/19 CMT8, P.15, Q.10, TPHCM – 09039997.. - anh2_vnn@yahoo.com
Kính chào Bác sĩ, em tên Chinh, nam 32t, thấy hay nhức đầu và mỏi mệt. Vô tình khám sức khoẻ thì biết huyết áp em lúc cao nhất là 16/12 hoặc 15/12. Sau đó em có đi điều trị và thì Bác sĩ cho xét nghiệm tim mạch, kết quả là: HỞ VAN 2 LÁ 1/4 EF=67 Teicholtz ĐM CẢNH 2 BÊN: ATHEROCLEROSIS, KHÔNG PHÌNH HẸP TẮC.
Bác sĩ sau đó cho em uống thuốc: 1. SYNATOR-20 2. ANGIDINE 20mg 3. GINKOBAY 40mg 4. ACEPRIL 5mg.
Tái khám lần 1 và uống thuốc đó 15 ngày nữa, đo huyếp áp giảm còn 13/8. Bác sĩ cho xét nghiệm máu thì thu được kết quả sau: Cholesterol : 124 mg/ 100 ml Triglyceride : 141 mg/ 100 ml HDL - C : 40 mg/ 100 ml LDL - C : 60 mg/ 100 ml VLDL : 24 mg/ 100 ml Lipid : 715 mg/ 100 ml.
Sau đó bác sĩ cho em uống thuốc 1 tháng nữa cũng loại thuốc trên và đến nay thì em đã uống gần hết, và em thấy sức khoẻ cũng khá lên.
VẬY CHO EM XIN HỎI Vì em chưa được bác sĩ khám bệnh giải thính tận tình: Các thông số trên báo hiệu điều gì, hở van 2 lá 1/4 có nguy hiểm không Bác sĩ Em trẻ tuổi vậy dùng thuốc đó lâu dài có ảnh hưởng gì đến đời sống tình dục không Sau khi thấy khoẻ, em có thể bỏ hẳn uống thuốc và chỉ thay đổi cách sống được không Bác sĩ Mong Bác sĩ trưởng vui lòng giải thích dùm, vì em đang phân vân mà không biết hỏi ai.
Trả lời:
-Bạn tương đối trẻ mà đã bị tăng huyết áp nên có nhiều khả năng là bạn bị tăng huyết áp triệu chứng, tức là tăng huyết áp có nguyên nhân, Bạn nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa tim mạch để được hướng dẫn làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân tăng huyết áp.
Chỉ số huyết áp 13/8cmHg là đạt mục tiêu điều trị, các thông số về xét nghiệm máu bạn nêu là trong giới hạn bình thường, hở van 2 lá ¼ là không có gì nguy hiểm. Máy siêu âm rất nhạy nên các phát hiện hở 1-2/4 ở các van tim rất thường gặp và không có ý nghĩa bệnh lý.
-Các thuốc bạn đang dùng không ảnh hưởng đến đời sống tình dục, bạn nên tiếp tục dùng thuốc lâu dài, cữ thuốc lá, rượu bia, trà cafê, cữ mỡ và cữ ăn mặn (mắm, muối, chao, tương, xì dầu….).
Sau can thiệp tim mạch cần ăn lạt, cử mỡ, không ăn các loại da động vật, cử thuốc lá, rượu bia, trà, cà phê...
10. Ngô Hùng Trang - Đại Học Thủy Sản Nha Trang – 09186559.. - hungtrangngo@yahoocom
Xin cho tôi hỏi Bác Sĩ Thành Nhân, đâu là những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tim mạch. Bạn hoặc người thân của bạn vừa được can thiệp tim mạch, giờ đây phải sinh hoạt và ăn uống ra sao? Đau ngực, nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim nhưng đang ở xa bệnh viện thì phải làm gì? Huyết áp thế nào mới gọi là cao...?
Trả lời:
Có nhiều dấu hiệu nghi ngờ bệnh tim mạch nhưng các triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực sau xương ức, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm,phù, ho ra máu…
-Chế độ ăn sau can thiệp tim mạch: ăn lạt, cử mỡ, không ăn các loại da động vật, cử thuốc lá, rượu bia, trà,cà phê. Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lí.
-Đau ngực nghi ngờ nhồi máu cơ tim thì phải mau chóng đến một cơ sở y tế gần nhất: trạm xá, phòng khám….
-Huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương trên 90mmHg được xem là cao bất kể tuổi tác và giới tính.
11. Nguyễn Thọ Danh – 09131208.. - thodanh@gmail.com
Xin chào bác sĩ. Mẹ tôi năm nay đã được 55 tuổi, dạo gần đây hay cảm thấy chóng mặt mỗi khi đứng lên, hoặc ngồi xuống. Sau khi đi khám, bác sĩ bảo là đường huyết bị hạ.
Vậy xin bác sĩ cho biết, bệnh này nguy hiểm như thế nào chế độ ăn uống ra sao và cũng như cách phòng ngừa.
Trả lời:
Theo mô tả của bạn thì tôi nghĩ mẹ của bạn bị tụt huyết áp tư thế nhiều hơn là hạ đường huyết. Bạn nên đưa mẹ của bạn đến khám chuyên khoa tim mạch để có chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị thích hợp.
12. Đinh Quang Ngọc - 58/2 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM – 09039422.. - quangngoc1965@yahoo.com
Thưa Phó Giáo sư, tôi 52 tuổi. Huyết áp 90/140. đã 2 nam nay, thường uống mỗi ngày 1 viên Nifdi-denk 20 retard huyết áp tạm ổn 85/130. Gần đây ngực trái hơi nặng, có lúc nhói đau. Xin cho hỏi nguyên nhân, cách phòng ngừa.
Trả lời:
Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực trái như : bệnh mạch vành , bệnh lý động mạch chủ, bệnh lý màng phổi, bệnh lý cơ xương của thành ngực …
-Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Bạn bị tăng huyết áp kèm theo đau ngực thì nhiều khả năng bạn có bệnh mạch vành. Bạn nên khám chuyên khoa tim mạch và làm các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán chính xác.
Cách phòng ngừa bệnh mạch vành là điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ, nếu có : kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, lipid máu, cân nặng, tập luyện thể lực, cử thuốc lá, rượu bia, trà, cafê, cử mỡ.
13. Bùi Thị Kim Hường - Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức – 09057209.. - thươngtin987@yahoo.com.vn
1. Mẹ tôi bảo mẹ là đau tim chỉ là dự đóan của mẹ vì thỉnh thỏang cảm thấy tức ngực, khó thở và dễ bị kích động. Có lần quá giận mẹ tôi nằm bất động, mắt trợn ngược lên. Tôi cũng nghĩ là mẹ tôi bị đau tim, có phải không bác sĩ? Mẹ tôi 51 tuổi, thể trạng yếu bị chứng huyết áp thấp, 1 tháng tụt huyết áp vài lần. Mẹ tôi rất thường xuyên đi khám tổng quát nhưng tôi không thấy bác sĩ bảo mẹ tôi bị đau tim. Bác sĩ cho tôi một lời khuyên làm thế nào là tốt nhất với sức khỏe của mẹ tôi.
2. Tôi năm nay 22 tuổi, thỉnh thỏang cảm thấy khó thở chỉ thỉnh thỏang thôi. Nhưng khi ngủ thường cảm thất rất mệt hay nói theo dân gian là thường xuyên bị bóng đè, khó thở loay hoay mãi không dậy được. Tình trạng ngày đã hơn 2 năm làm tôi sợ ngủ.Gần đây, có 2 lần tôi gặp shock mạnh. Trong mỗi lần đó, tôi thường nấc lên từng cơn đứt quảng, tôi cảm thấy máu chạy rần rần như đang sôi vậy, chân tay rã rời tuy nhiên tôi không xỉu và vẫn nhận thức được mọi việc đang diễn ra xung quoanh. Sau 2 lần đó tôi bắt đầu lo sợ tôi có bệnh tim và cố tránh những xúc động mạnh. Tôi có nên đi khám khám ở đâu?
Trả lời:
1. Với các triệu chứng như trên nhiều khả năng mẹ cháu không có bệnh lí tim mạch thực thể. Mẹ cháu nên có chế độ làm việc, nghĩ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng. Tuy nhiên mẹ cháu cũng nên đến đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra cẩn thận nhằm loại trừ các bệnh lý tim mạch thực thể.
2. Cháu nên có chế độ làm việc, nghĩ ngơi hợp lí, khi cần nên đến bệnh viện lớn có đầy đủ các chuyên khoa để được khám và điều trị thích hợp.
14. NGUYEN NGOC HIEP - 159 NGUYEN DINH CHINH, TPHCM – 8.84481.. - htacnguyen@yahoo.com
Tôi thường xuyên bị mệt vào buổi chiều, thời gian mấy tháng gần đây bị sụt cân cao 1m78, nặng 62kg - hiện nay chỉ còn 56kg. Trước nay hay đi bộ vào buổi sáng 5 g - 6 g sáng nhưng sau đó bị nghẹt thở, đã đi khám tổng quát ở TT MEDIC các xét nghiệm đều bình thường, tôi hay bị nhói tim, rang ở phần ngực trái. Có phải tôi bị bệnh tim không? Xin vui lòng tư vấn các phương pháp điều trị, hoặc thuốc men...
Trả lời:
Nếu bạn có các triệu chứng nhói tim, ran ở phần ngực trái, nghẹt thở khi đi bộ thì nhiều khả năng bạn có bệnh mạch vành. Bạn nên đến chuyên khoa tim mạch tại các bệnh viện lớn để được khám, làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp. Các xét nghiệm khi đi khám tổng quát bình thường không loại trừ bệnh mạch vành. Điện tâm đồ ở bệnh nhân bệnh mạch vành nếu đo ngoài cơn đau thì 50% bình thường nên điện tâm đồ bình thường cũng không loại trừ được bệnh mạch vành.
PGS-TS Võ Thành Nhân (phải) trong một ca can thiệp tim mạch tại bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM.
15. Nguyen Duy Hien - Q. Binh Tan – 09084946.. - nguyenduyhien595@Yahoo.com.vn
1/ Tôi bị nhức đầu từ đỉnh đầu ra phía sau gáy xuống bả vai. Xin hỏi: Tôi bị bệnh gì, chữa trị như thế nào, chữa trị ở đâu?
2/ Tôi thường chảy máu cam ở mũi. Xin hỏi: Tôi bị bệnh gì, chữa trị như thế nào, chữa trị ở đâu?
3/ Vàng da, mặt bị đỏ khi buồn ngủ. Xin hỏi: Tôi bị bệnh gì, chữa trị như thế nào, chữa trị ở đâu?
Trả lời:
Nếu bị đau đầu từ đỉnh đầu ra phía sau gáy xuống bả vai ở người lớn tuổi thì có thể bị thoái hoá cột sống, tăng huyết áp… Bạn nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp.
Chảy máu cam, vàng da… là triệu chứng của nhiều bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán từ đó các bác sĩ sẽ chọn biện pháp điều trị thích hợp cho bạn.
Lo lắng, căng thẳng là nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch