Đâu là những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tim mạch? Bạn hoặc người thân của bạn vừa được can thiệp tim mạch, giờ đây phải sinh hoạt và ăn uống ra sao? Đau ngực, nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim nhưng đang ở xa bệnh viện thì phải làm gì? Huyết áp thế nào mới gọi là cao?...
Những vấn đề trên và những thắc mắc về bệnh tim mạch, căn bệnh đang gia tăng nhanh chóng ở nước ta sẽ được PGS-TS Võ Thành Nhân, Trưởng Khoa Tim mạch học, Bệnh viện Chợ Rẫy, trả lời.
1. DƯƠNG THỊ NGÂN- 241 Lê Thánh Tôn Q1 – 09551919.. - dtngan@ptithcm.edu.vn
Tôi 53 tuổi bị mỡ trong máu cao, điều trị nhiều năm không giảm, 2 năm nay lại thêm chứng thiếu máu cơ tim. đã nằm viện 3 lần. Xin bác sĩ cho biết các triệu chứng của bệnh này để liên hệ các triệu chứng đang có, từ thiếu máu qua nhồi máu có nhanh không người ta nói bệnh này không được làm nặng, không được lo âu, không được leo cầu thang - nhưng cả 3 yếu tô trên đều có trong tôi. Tôi đã áp dụng phương pháp đi bộ nhiều năm không ,nhưng mỡ không xuống, tôi chơi cầu lông thì mỡ có giảm, nhưng không biết có ảnh hưởng đến bệnh tim không.
Trả lời:
1- Trường hợp mỡ trong máu cao, thuật ngữ chuyên ngành gọi là rối loạn lipid máu, phải điều trị đúng thuốc, đúng liều và lâu dài bệnh mới đỡ. Mặt khác thuốc chỉ có hiệu quả khi chị dùng thuốc liên tục nên một khi ngưng điều trị bệnh sẽ trở lại ngay. Do đó phải uống thuốc lâu dài, "càng lâu càng tốt". Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như ăn kiêng và tập luyện chỉ có giá trị hỗ trợ chứ không thay thế được thuốc.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch vành, suy mạch vành, thiểu năng vành là những thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ một nhóm bệnh cảnh gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có chung cơ chế sinh lý bệnh học là tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu oxy cho cơ tim (oxy cung cấp cho cơ tim không đủ so với nhu cầu của cơ tim). Do đó không nên làm việc gắng sức quá mức vì trong trường hợp gắng sức quá mức nhu cầu oxy của cơ tim sẽ tăng cao vượt quá mức cung cấp của các động mạch vành (là những động mạch nuôi tim) gây ra triệu chứng đau ngực. Những bệnh cảnh có thể gặp trong bệnh mạch vành là:
1. Không triệu chứng đau ngực nhưng có biểu hiện thiếu máu cục bộ trên các xét nghiệm cận lâm sàng như điện tâm đồ, siêu âm tim, xạ hình tim.
2. Có triệu chứng đau ngực với các đặc điểm điển hình trong đa số các trường hợp là:
- Đau vùng giữa ngực, sau xương ức, thường gặp hơn là đau bên trái ngực như nhiều người lầm tưởng (vì nghĩ rằng tim nằm bên trái nên đau do tim phải đau bên ngực trái).
- Tính chất đau thắt, đè nặng, đau ran thường gặp hơn là đau nhói.
- Có thể lan ra phía tay trái hoặc cả hai cánh tay, lên cổ và vùng hàm dưới.
- Đau thường có cường độ nặng tới mức bệnh nhân đang làm việc gì cũng phải ngưng lại.
- Thời gian đau từ vài phút đến tối đa 15 phút.
- Thường xảy ra khi gắng sức và giảm nhanh khi nghỉ hoặc, ở bệnh nhân đã có chẩn đoán và đang được điều trị, ngậm một viên Nitroglycerin dưới lưỡi.
3. Có triệu chứng suy tim: khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm.
Tập luyện thể lực rất có lợi. Trong bệnh mỡ máu cao tập luyện thể lực sẽ giúp hạ lượng mỡ trong máu. Trong bệnh mạch vành tập luyện thể lực sẽ giúp phát triển hệ tuần hoàn bàng hệ và thích nghi với bệnh lý nên cũng cải thiện được triệu chứng và khả năng gắng sức của chị. Tuy nhiên trong bệnh mạch vành không nên gắng sức quá mức vì có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp. Do đó khi chơi cầu lông thấy mệt nhiều hoặc xuất hiện cơn đau ngực thì không nên cố gắng chơi thêm mà phải nghĩ ngay.
2. Pham Van Lam - 45 Dang Van Ngu, Phu Trinh, Phan Thiet – 0628260.. - VanLam@yahoo.com.vn
Em được bác sĩ chẩn đoán bệnh Ngoại Tâm thu thất lẻ tẻ. Em 38 tuổi, cao 1m7, nặng: 74 kg Hiện nay Huyết áp: 120/80, mạch 66l/1phút. Mỡ trong máu cao, đang ở mục 206 so với mức bình thường là: 35 - 160 và em đang điều trị mỡ trong máu. Bệnh của em như vậy có nguy hiểm không cách thức điều trị và phòng ngừa lâu dài như thế nào. Mong bác sĩ cho em lời khuyên. Em chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Trước mắt bệnh em không nguy hiểm nhưng về lâu về dài nếu không kiểm soát tốt sẽ có thể có nhiều biến chứng. Em nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tim mạch để được tư vấn chi tiết.
3. Nguyễn Hải Hoàng - 145 Trần Đình Xu, TPHCM – 09139054..
Bịnh hồng ban nút có liên quan gì đến cơn nhịp tim nhanh hiện nay ở đâu điều trị được cùng lúc 2 bịnh này.
Trả lời:
Hồng ban nút là một bệnh lý tự miễn, gây ảnh hưởng nhiều cơ quan trong cơ thể như da, xương, khớp, thận… nhưng ít khi gây ảnh hưởng đến tim. Tuy nhiên, trong giai đoạn viêm cấp bạn cũng có thể có tăng nhịp tim. Bạn nên khám và điều trị ban đầu ở bác sĩ gia đình của bạn hoặc một bác sĩ nội khoa. Bác sĩ khám bạn sẽ gửi đến bạn khám chuyên khoa khi cần thiết. Bạn cũng có thể đến khám thêm tại các phòng khám tim mạch để tìm nguyên nhân của nhịp tim nhanh.
4. Huỳnh Quốc Dũng - 322 lo I chung cư Ngô Gia Tự, P.2, Q.10 – 09080066.. - dunghq@hotmail.com
Thời gian gần đây, má ngoài 1 bên đùi của tôi ghi đụng vào gãi thấy như không có cảm giác. Thực ra, cảm giác lạ lắm không thể giải thích đuợc, giống như đó không phải là chân của mình. Xin hỏi BS đây có phải là 1 dấu hiệu của bệnh tim mạch. Chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Tê và mất cảm giác phía ngoài một bên đùi thường không phải là một biểu hiện của bệnh tim mạch, mà có thể là bệnh lý da hoặc bệnh lý thần kinh cơ ngoại biên. Bạn nên khám ở bác sĩ gia đình của bạn để bác sĩ đó sẽ xác định và gửi khám chuyên khoa thích hợp.
Mỹ: Tiêu tốn 128 tỉ USD /năm vì bệnh tim mạch!
Các biến cố tim mạch do bệnh huyết khối xơ vữa động mạch (bao gồm nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não) xảy ra ngày càng nhiều, khiến cho gánh nặng kinh tế và nhân mạng ngày càng trở nên nặng nề. Ở Mỹ, một thống kê vào năm 2002-2003 cho thấy:
- Cứ 29 giây có thêm 1 người bị bệnh mạch vành và cứ 1 phút là có 1 người chết vì bệnh mạch vành
- 60 triệu người trưởng thành đang bị bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch.
- Tử vong do bệnh tim mạch chiếm 42% toàn bộ các ca tử vong hàng năm.
- Phí tổn do bệnh lên đến 128 tỉ USD /năm.
5. NGUYEN KHAC THUAN - 35-37 BẾN CHƯƠNG DƯƠNG, Q. I , TPHCM - 0903845248
Tôi thường đau ngực bên trái đã đi khám bệnh nhiều lần và được bác sĩ cho siêu âm tim màu, đo điện tâm đồ thì kết quả cho biết là thiếu màu cục bộ, nhưng bác sĩ không cho thuốc. Vậy xin hỏi tôi có phải làm thêm xét nghiệm nào nữa hay không vì hiện tại tôi vẫn còn đang đâu, nhiều lúc rất hoang mang và khám ở đâu, hay nên uống loại thuộc nào. Xin giáo sư cho lời khuyên. Chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Đau ngực bên trái do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do tim cũng có thể do các nguyên nhân ngoài tim.
Theo kết quả khám nghiệm mà bạn có được từ nhiều lần khám thì các kết quả của bạn chưa đủ chứng cứ để khẳng định bạn bị bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Bạn nên đến khám tại các phòng khám tim mạch chẳng hạn như phòng khám tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy để được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác.
Thuốc lá, nguy cơ gây bệnh tim mạch
6. Lam Hoan Vu - 22 Cửu Long, P.15, Q.10 - n_nguyenvu77@yahoo.com
Em năm nay 33 t , cho em hỏi là làm thế nào để nhận biết được là mình bị đau tim, thế nào là bị suy tim.
Em có cảm giác là khi ăn bất kỳ món ăn nào mà có nhiều bột ngọt là biết rằng tí xíu nữa là cảm thấy mệt tim và còn cảm giác thở nặng lắm, vậy thì theo TS Nhân thì em có phải bị suy tim hay bị bịnh gì vậy, cho em biết với và các phương pháp phòng ngừa và chữa về bịnh tim cách đây cũng khá lâu rồi em cũng co đi khám và được bác sĩ cho uống thuốc trợ tim là Cortonil gì đó và đã lâu rồi em không uống thuốc đó nữa ... Xin chân thành cảm ơn PGS - TS Võ thành Nhân
Trả lời:
Nếu bạn có các triệu chứng sau đây: khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm, đau ngực khi gắng sức, ho nhất là vào ban đêm, phù hai chân, ngất, hồi hộp đánh trống ngực…thì nên đến khám chuyên khoa tim mạch tại các bệnh viện để xem mình có bị bệnh tim mạch không?
Nếu ăn bột ngọt mà cảm thấy mệt tim và khó thở thì không phải do suy tim, có thể bạn bị phản ứng bột ngọt, trong y khoa gọi là ‘hội chứng nhà hàng tàu’.
Để biết cụ thể biện pháp phòng ngừa và điếu trị bệnh tim em hãy tới khám tại các phòng khám chuyên khoa tim mạch để được tư vấn chi tiết.
7. Nguyễn Văn Ngọc - 69/63 Tân Hoá, P.14, Q.6, TPHCM – 09137027.. - anngoc_tha_tphcm@yahoo.com
Vừa qua tôi đến khám tim mạch, đo điện tâm đồ kết quả Block nhỉ thất độ 1, như vậy có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa, sinh hoạt, ăn uống ra sao, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
Tôi cũng đo huyết áp thường xuyên, huyết áp 11/7 đôi khi 12/8; nhịp tim dao động từ 65 đến 78 thường xuyên là 74 đo bằng máy đo tự động ở nhà; chỉ số thể hình, cao 1,57m, nặng 52kg, giới tình: nam, tuổi 52t.
Trả lời:
Chỉ số huyết áp, nhịp tim của bạn trong giới hạn bình thường.
Điện tâm đồ có biểu hiện blốc nhĩ thất độ 1 do sự chậm dẫn truyền xung động điện từ nút xoang đến tâm thất. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân như thuốc (trợ tim, ức chế beta…), tăng trương lực phó giao cảm, hạ kali máu, một số bệnh tim bẩm sinh…Ngoài ra có thể gặp ở người bình thường. Hiện tại bạn không cần điều trị gì.
Chiều cao, cân nặng trong giới hạn cho phép, (không thừa cân), bạn chỉ cần ăn uống điều độ, cữ thuốc lá, rượu bia, cữ mỡ, tập thể dục thường xuyên.