Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai, bé sẽ phát triển khỏe mạnh, đồng thời mẹ tránh được một số nguy cơ gây bệnh.
Chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp đủ chất bổ cho mẹ lẫn thai nhi. Ngoài ra, thai phụ vẫn cần bổ sung các vitamin và khoáng chất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, khi uống viên bổ sung, bạn nên cẩn trọng vì bổ quá hóa khổ. Vậy thai phụ nên dùng thế nào?
1. Folic acid:
Cần thiết cho sự tổng hợp ADN, phát triển các tế bào và hệ thần kinh.
- Những ngày đầu thai kỳ, thai phụ cần uống acid folic đầy đủ để tránh nguy cơ sinh non hoặc bất thường hệ thần kinh ở trẻ.
- Lượng acid folic cần thiết cho phụ nữ mang thai và cho con bú không quá 1mg/ngày. Vì thế, bạn nên dùng acid folic theo toa của bác sĩ
- Acid folic có trong: gan, ngũ cốc, hạt hướng dương, rau lá xanh, bông cải..
2. Vitamin B1:
Giúp phát triển các bộ phận cơ thể của thai nhi và hệ thần kinh* Mỗi ngày, mẹ cần 1,5mg vitamin B1.
- Bác sĩ ít kê toa bổ sung vitamin B1 vì chúng được cung cấp qua các: loại ngũ cốc, thịt, cá, các chế phẩm từ sữa, trứng, đậu…
3. Vitamin B2
- Thai phụ cần 1,5mg/ngày để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, nhất là những tuần đầu thai kỳ.
- Theo các bác sĩ, thai phụ không cần uống vitamin B2 vì chúng được cung cấp qua thực phẩm: thịt, cá, các chế phẩm từ sữa, trứng…
4. Vitamin B5:
Giúp thai nhi phát triển và ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ.
- Mỗi ngày thai phụ cần 5-10mg.
- Thực phẩm giàu vitamin B5: thịt bò, gà, ngũ cốc, nấm, quả bơ, khoai tây
Giúp bảo vệ các tế bào không bị phá hủy. Vitamin C còn giúp cơ thể tăng cường hấp thụ chất sắt và hệ miễn dịch , giúp thai phát triển khỏe mạnh
- Thai phụ không nên dùng quá 2.000mg/ngày vì có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, mệt mỏi.
- Vitamin Ccó trong các loại: trái cây chua, khoai tây, bông cải xanh, ớt chuông… Khi cần uống viên bổ sung, nên hỏi ý kiến bác sĩ.
6. Vitamin A:
Loại vitamin này hỗ trợ các cơ quan sinh sản, hoạt động như một nội tiết tố trong quá trình mang thai, giúp điều hòa sự phát triển tế bào và thai nhi.
- Tuy nhiên, dùng vitamin A liều cao trong 12 tuần đầu thai kỳ có thể ảnh hướng đến não, khung xương, mắt và sự phát triển trí não của bào thai. Vì thế, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi nào nên dùng vitamin A.
- Vitamin A có nhiều trong: gan, sữa, trứng, cà-rốt, rau quả xanh và vàng, cà chua, bí đỏ, bông cải xanh…
7. Vitamin E:
Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào hồng cầu và tăng cười hệ miễn dịch ở thai phụ. Đặc biệt, trong giai đoạn 8-10 tuần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ tích lũy vitamin E để chống lại ô-xy hóa.
- Mỗi ngày, bà bầu cần dùng 15mg chất này.
- Vitamin E có trong: dầu thực vật, hạt hạnh nhân, đậu nành, trứng.
8. Can-xi:
Đây là chất cần thiết cho xương và răng của thai phụ, thai nhi, giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối.
- Không nên kết hợp can-xi với viên sắt, vì chúng sẽ ngăn sự hấp thụ lẫn nhau trong cơ thể. Nên uống vitamin trước, bốn giờ sau hãy dùng viên can-xi. Thai phụ cần 1.000-1.3000mg/ngày
- Can-xi có rất nhiều trong: sữa, tôm, cua biển, cải thìa, chuối, súp lơ xanh…
9. Sắt:
Giúp tạo hồng cầu máu.
- Nên uống 60mg sắt/ngày đến tháng thứ 8 của thai kỳ.
- Mẹ cần cung cấp sắt qua: thịt, cá, trứng, gan, huyết, rau.