Seedlink tuyển sinh hè 2014
Tin tiêu điểm

Phục hồi “bản lĩnh” phái mạnh: Dục tốc bất đạt

Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.

Sự phát triển các giác quan của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Mỗi phút giây bé thức, bé đều tiếp xúc với những cảnh vật, âm thanh, mùi vị và cảm nhận về thế giới xung quanh mình. Mặc dù bé sẽ mất thời gian để tìm hiểu, bé vẫn có thể tìm thấy niềm vui thích và sự thoải mái với những gương mặt, giọng nói và cảm giác quen thuộc của cuộc sống hàng ngày.

1. Từ 12 tháng tuổi trở đi, thị giác của bé rất tinh.

Lúc này, bé bắt đầu quan tâm đến mọi thứ và hiếm khi bỏ qua điều gì. Kết quả là bé học rất nhanh, và trong thời gian này, bé khám phá được rất nhiều thứ.

  • Một dấu hiệu có thể nhận thấy trong quá trình chuyển tiếp từ trẻ nhỏ sang trẻ lớn là bé ít khi cho đồ vật vào trong miệng hơn. Bé có thể nhìn theo cả những vật đang di chuyển rất nhanh. Những chi tiết nhỏ khác cũng không qua khỏi mắt bé! Những điểm tinh tế trên chiếc lá hay ở bức tranh in trong sách v.v…, tất cả đều hấp dẫn bé.
  • Lúc gần 18 tháng tuổi, bé thích thú khi xem tranh vẽ những vật tương đồng, sau đó chỉ ra những chỗ giống nhau. Xem tranh kiểu này là cách giải trí thú vị đối với bé. Ngoài ra, bé còn tỏ vẻ thích thú với hình ảnh đơn giản trong trò chơi lô-tô nữa.
  • Khả năng ước lượng khoảng cách của bé cũng tốt hơn. Lúc được 18 tháng tuổi, bé có thể ước lượng khoảng cách khá chính xác. Tuy nhiên, bé vẫn chưa có ý thức về sự nguy hiểm của độ cao, độ sâu…
  • Trong thời gian này, có một điều khiến bạn ngạc nhiên là khả năng định vị về không gian của bé vẫn chưa phát triển. Có thể có những đồ vật nằm ở những độ cao khác nhau nhưng bé chỉ nhìn thấy chúng có vẻ như ngang bằng nhau.
  • Lúc 18 tháng tuổi, có thể bé còn xếp sai chiều một mẩu hình trong bảng ghép hình, đôi khi điều này xảy ra rất thường xuyên, nguyên nhân là do bé không thể hiểu được tại sao mẩu hình đó không thể xếp vừa. Bạn nên khéo léo giúp bé bằng cách xoay mẩu ghép này sang góc 180o.
  • Lúc 18 tháng tuổi, bé có thể nhìn rõ các chi tiết nhỏ xíu của đồ vật. Bé tỏ vẻ thích thú khi ngắm những đồ vật tinh vi hay những tranh ảnh phức tạp. Bé cũng nhận thức được khoảng cách và chiều sâu của mọi vật.

Bạn nên cho bé chơi các trò chơi kích thích sự phát triển của thị giác như:

  • Vẽ tô màu nước. Bé có thể bị dính màu hoặc làm văng tung tóe những dụng cụ vẽ. Tuy nhiên, bạn cần phải chấp nhận điều này.
  • Vẽ bằng bút chì màu. Đây cũng là một chọn lựa thú vị khác.

Lúc 2 tuổi, bé có thị giác rất tinh.

Khả năng nhận biết về khoảng cách, bề sâu và và sự chuyển động của bé gần giống như người lớn.

Lúc 2 tuổi rưỡi, bé bắt đầu có cảm giác về màu sắc, bé không chỉ phân biệt được hình tròn, hình tam giác mà còn nhận biết được những hình phức tạp hơn như hình lăng trụ, đa giác…

Có một sự trùng hợp thú vị là vào lức tuổi này bé cũng rất thích ghép đôi các đồ vật lại với nhau dựa vào màu sắc, kích thước hoặc mục đích sử dụng. nhờ vậy bạn có nhiều cơ hội dạy bé biết những màu sắc và các nhóm đồ vật khác nhau.

  • Để giúp con nắm bắt được khái niệm về màu sắc, bạn hãy luôn luôn đề cập tới màu sắc của một vật mà bạn đang sử dụng.
  • Những đồ vật trong nhà: “Mẹ đang đi tìm một cái gói màu xanh lục”, “Ồ, mẹ đã tìm thấy cái kẹo có nhãn màu xanh dương rồi”.
  • Quần áo con bạn: “Đây là một cái áo màu hồng rất đẹp”. Hoa, động vật và đặc biệt là chim: “Con nhìn thấy con chim cổ đỏ đó không?”

Bạn hãy chỉ cho bé hiểu cơ cấu của màu sắc: “Con coi này, nếu ta trộn một chút màu đỏ với màu trắng này là coi chừng ta có được màu hồng này; màu vàng trộn với màu xanh dương sẽ cho màu xanh lục”.

Lúc 2 tuổi rưỡi, bé đã có thể ghép các chữ cái lại với nhau, mặc dù bé chưa biết gì về bảng chữ cái cả.

Những trò chơi và hoạt động giúp thị giác phát triển:

  • Giúp bé hiểu về các đồ vật có liên hệ với nhau, chẳng hạn quan sát những hình ảnh trong catalogue về đồ đạc trang trí nội thất, sau đó chọn và cắt hình ra.
  • Những trò chơi như cờ đô-mi-nô có nhiều màu sắc gây sự chú ý đối với bé.
  • Những trò chơi sổ xố bằng hình ảnh cũng có thể trau dồi khả năng quan sát và giáo dục bé về cách chọn các đồ vật ghép cặp hoặc không ghép cặp với nhau.
  • Lúc được khoảng 2 tuổi, nhiều trẻ em rất thích xem ti-vi. Tuy hiện nay mọi người vẫn còn tranh luận gay gắt về mức độ gây hại của ti-vi đối với trẻ em, song hầu như ai cũng đồng tình với ý kiến cho rằng xem ti-vi từ lứa tuổi quá nhỏ sẽ để lại nhiều hậu quả kéo dài đối với quá trình phát triển của bộ não và cơ thể bé.

2. Thính giác của bé cũng phát triển tốt, bé có thể định vị âm thanh rất chính xác.

Điều này có nghĩa là bạn khó đùa với bé bằng cách giấu đồ vật rồi bảo bé đi tìm.

  • Lúc 2 tuổi, tai bé có thể nghe các âm thanh cao giống như tai người lớn. Tuy nhiên, bé vẫn chưa phát triển khả năng nghe các âm thanh có tần số thấp.
  • Từ khoảng 12-18 tháng tuổi, sẽ có những lúc khi bạn gọi nhưng bé không trả lời, do lúc đó bé đang mải mê săm soi một món đồ chơi yêu thích nào đó. Có thể bạn sẽ lo lắng về thính giác của bé nhưng thực tế thính giác của bé không có vấn đề gì cả. Miễn là vào những lúc khác, khi bạn gọi thì bé có đáp ứng lại và vẫn luôn chơi đùa vui vẻ.

Bạn nên đọc sách cho bé nghe, vì cách này sẽ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ, đồng thời tập cho bé làm quen với những điều mới lạ.

Thính giác của bé ở thời kỳ này tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Bé đã bắt đầu có thể nghe được một số âm thanh hay từ có tần số thấp hơn.

Để kích thích thính giác, ta có thể nói chuyện âu yếm với bé, gọi bé, hát ru, lúc lắc lúc hoặc một vài loại nhạc cụ êm tai cho bé nghe và tập cho bé thói quen chú ý vào các âm thanh xung quanh.

Ngoài ra những trò chơi hoạt động và kích thích thị giác giúp phát triển kỹ năng nghe và khả năng thấu hiểu ngôn ngữ của bé.

3. Bạn nên nói chuyện thật nhiều với bé và hát cho bé nghe.

Vấn đề hát hay hay không không quan trọng quan trọng là bé thích nhìn gương mặt bạn và thích việc thấy được miệng bạn có thể tạo nên những âm thanh khác nhau như thế nào. Nói chuyện với bé nhiều sẽ giúp bé tăng cường vốn từ ngữ cũng như có được ngữ âm ngày càng lưu loát hơn.

  • Khoảng 30 tháng tuổi bé đã chạy nhảy, thực hiện những hành động phức tạp hơn như tự bước lên xuống cầu thang, đứng một chân, nhảy bằng một chân.
  • Hai tuổi rưỡi trẻ có thể mặc, cởi quần áo, dùng thìa để xúc cơm, những động tác của tay rất linh hoạt.
  • Gần 3 tuổi, những động tác của tay ngày càng nhạy bén, bé có thể thắt nút dây, dùng đũa, gập giấy… hai tay kết hợp rất hài hòa. Bé có thể tự điều chỉnh cho cơ thể cân bằng, nhảy múa, có thể nhảy xa, tụt từ trên cao xuống thấp.
  • Đến 3 tuổi, những hành động cơ bản được phát triển một cách hoàn thiện, bước đầu đạt đến trình độ người lớn. Quá trình phát triển về sau này chỉ là từng bước thuần thục và hoàn thiện hơn.

Các hoạt động và trò chơi giúp phát triển xúc giác:

  • Dẫn bé ra sân sau hay công viên để bé có thể cùng bạn khám phá khả năng cảm thụ thông qua xúc giác với cỏ, các hòn đá, bụi và cây cối.
  • Cho bé sờ tay vào nhiều bề mặt nhẵn mịn, thô nhám hay xù xì để bé có thể cảm nhận sự khác biệt. Hãy mô tả cho bé nghe các bề mặt đó: “mịn”, “xù xì”, “khô”…

4. Cũng như các giác quan khác, khứu giác của bé trong lứa tuổi này tiếp tục phát triển.

Bé đã có thể cảm nhận được các mùi đặc biệt và lặp đi lặp lại thường xuyên. Bé đã có thể nhận ra những đồ vật và những người khác nhau nếu những vật thể hay người đó có mùi đặc biệt, chẳng hạn bé đã có thể nhận ra mẹ qua mùi nước hoa.

  • Bé rất quan tâm đến các loại mùi: Một số mùi sẽ khắc sâu vào trí nhớ của bé trong suốt cuộc đời. Bạn có thể đánh thức khứu giác của bé trước các bông hoa, ngửi một chiếc bánh nóng hay một ít vỏ trái quất.
  • Bạn có thể cho bé ra ngoài trời sau khi mưa hay dạo chơi dưới những tán cây. Khi tắm, bạn đưa xà phòng, sữa tắm qua mũi bé nhiều lần. Cũng nên cho bé ngửi mùi hoa quả và rau sống, hoặc một tách cà phê.

5. Năng lực cảm nhận vị thức ăn của bé sẽ được học dần qua thời gian, hãy chăm sóc bé bằng những thức ăn đa dạng.

Thay đổi luân phiên khẩu phần ăn hằng ngày bằng các món nghiền hơn là trộn chúng với nhau.

Dựa vào tính áu ăn và tò mò của bé, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bé khám phá những mùi vị mới, nhưng đừng bao giờ ép bé ăn bằng cách chỉ đưa thức ăn đến miệng bé.

  • Bạn hãy kể tên các loại thức ăn mà bạn đưa cho bé và hỏi hoặc bình luận trước mỗi phản ứng của bé: “Con thích ăn cà chua như thế này hay ăn cháo như thế kia”

Vị giác của bé tiếp xúc hoàn thiện hơn. Bé đã có thể phân biệt nhiều vị giác khác nhau như: chua, cay, mặn, ngọt… Bé đã bắt đầu nhớ được những thứ khác nhau nhờ mùi vị của chúng. Việc này cũng rất quan trọng đối với việc phát triển các giác quan khác.

  • Khi trẻ ăn món gì, hãy mô tả cho bé biết món đó chua cay, mặn hay ngọt. Hãy hỏi lại bé đó là vị gì vì khi ăn lại món đó hay món có vị tương tự. Tốt nhất hãy cho bé ăn thứ ăn thật đa dạng, ở nhiều dạng mềm, lỏng đến cứng hơn; thức ăn làm từ nhiều thành phần khác nhau, các loại rau và trái cây khác nhau, thịt gia cầm, gia súc và thủy hải sản, thức ăn có nhiều vị khác nhau với gia vị bổ sung đa dạng.
  • Việc này không những cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng và vitamin đa dạng mà còn giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn và khẩu vị khác nhau. Như vậy khi bé lớn lên việc ăn và hấp thu các chất khác nhau từ nhiều món ăn có vị và làm từ các nguyên liệu khác nhau sẽ dễ dàng hơn nhiều.

 

(Theo motgiadinh.com)

  • Sự phát triển của em bé từ 4-6 tháng tuổi
  • Bé 4 tháng tuổi - Phát triển cơ thể
  • Đặc điểm chung của trẻ khi mới sinh
  • Chớ vội cắt cuống rốn
  • Có nên cho bé sơ sinh uống nước?
  • 10 loại thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh
  • Mốc phát triển của bé 2 tuổi
  • Ốm nghén, ăn sao cho đủ chất?
  • Những trò chơi với bé từ 7 đến 9 tháng tuổi
  • Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 0 - 3 tháng tuổi
  • Cứng cáp hơn với nắng
  • Có nên "kiêng gió" cho trẻ sơ sinh?
  • Trẻ mới sinh thích gì?
  • Trẻ có thể đột tử vì gối
  • Phản xạ kỳ diệu của trẻ sơ sinh
  • Triệu chứng của bé mọc răng
  • Con tôi vẫn đói sau khi bú sữa
  • Sinh lý của trẻ sơ sinh đủ tháng
  • Rắc rối khi bà bầu tăng cân ít
  • Để sinh bé khỏe mạnh


Copyright © 2009 - 2013   USS Corp . All rights reserved.

Chăm sóc sức khỏe | Phòng chữa bệnh | Phân loại bệnh quốc tế ICD | Bệnh tai mũi họng | Bệnh răng hàm mặt | Bệnh cơ xương khớp | Bệnh hô hấp | Bệnh tim mạch | Bệnh thận tiết niệu | Bệnh về gan | Bệnh hệ thần kinh | Bệnh ung thư | Bệnh cột sống | Bệnh đường tiêu hóa | Bệnh dạ dày | Bệnh nội tiết | Bệnh đái tháo đường | Bệnh trĩ | Bệnh mắt | Bệnh da liễu | Bệnh béo phì | Trị bệnh bằng trái cây | Lịch tiêm chủng | Chích ngừa | Sơ cứu – cấp cứu | Tủ thuốc gia đình | Sức khỏe người cao tuổi | Phụ nữ mang thai và em bé | Bà bầu | Thai nghén 9 tháng 10 ngày | Trẻ sơ sinh | Sức khỏe trẻ em | Sức khỏe phụ nữ | Sức khỏe nam giới | Sức khỏe giới tính | Chuyện phòng the | Rèn luyện sức khỏe | Làm đẹp | Sống vui khỏe | Dinh dưỡng cho trẻ em | Dinh dưỡng cho người già | Dinh dưỡng cho người cao tuổi | Dinh dưỡng | Thực đơn cho bé | Dinh dưỡng chữa bệnh | Ẩm thực | Món ngon | Món ngon quê nhà | Mẹo vặt | Tư vấn dinh dưỡng | Y học dân tộc | Từ điển y dược học | Bài thuốc dân gian | Đông y chữa bệnh | Hỏi đáp y học dân tộc | Cây thuốc vị thuốc | Danh y việt | Hỏi đáp Tư vấn sức khỏe | Tư vấn sử dụng thuốc | Sản phẩm y tế | Thuốc bổ và vitamin | Thuốc gây tê - gây mê | Thuốc Giảm đau - Hạ sốt  Chống viêm | Thuốc chống dị ứng | Thuốc Cấp cứu - Giải độc | Thuốc hướng tâm thần | Thuốc Chống nhiễm khuẩn Trị ký sinh trùng | Thuốc Điều trị đau nửa đầu | Thuốc chống ung thư | Thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường tiết niệu | Thuốc trị Parkinson | Tác dụng cho máu | Máu - Dung dịch cao phân tử | Thuốc trị bệnh tim mạch | Thuốc điều trị bệnh da liễu | Thuốc Dùng chẩn đoán | Thuốc sát khuẩn | Thuốc lợi tiểu | Thuốc đường tiêu hóa | Hocmon - Nội tiết tố | Huyết thanh & Globulin miễn dịch | Thực phẩm chức năng | Thuốc nhỏ mắt - Tai mũi họng | Thuốc điều trị bệnh gan | Thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp | Thuốc có tác dụng thúc đẻ | Dung dịch thẩm phân phúc mạc | Thuốc cho đường hô hấp | Thuốc Giãn cơ và tăng trưởng lực cơDung dịch điều chỉnh nước điện giải   Thuốc có nguồn gốc Thảo dược    Dầu xoa - Cao xoa   Thuốc phụ khoa   Thiết bị chăm sóc sức khỏe   Thiết bị - Dụng cụ y tế   Thiết bị - Dụng cụ thể thao   Sách, tài liệu y khoa   phòng khám Nha khoa tại Hà Nội   phòng khám Nha khoa tại TP.HCM  Phòng khám nhi tại Hà Nội    Phòng khám nhi tại TP.HCM   Phòng khám đa khoa tại Hà Nội Phòng khám đa khoa tại TP.HCM   Phòng khám da liễu tại Hà Nội   Phòng khám da liễu tại TP.HCM   Phòng khám sản phụ khoa tại Hà Nội   Phòng khám sản phụ khoa tại TP.HCM   Phòng khám tai - mũi - họng tại Hà Nội   Phòng khám tai - mũi - họng tại tại TP.HCM   Bác sĩ tư cho gia đình tại Hà Nội  Bác sĩ tư cho gia đình tại TP.HCM   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại Hà Nội   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại TP.HCM    Bệnh viện tại Hà Nội  Bệnh viện tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Hà Nội   Hiệu thuốc tây tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Đà Nẵng   Hiệu thuốc tây tại Cần Thơ   Hiệu thuốc tây tại TP.Vũng Tàu  Hiệu thuốc tây tại Hải Phòng  Hiệu thuốc tây tại Nha Trang   Hiệu thuốc đông y tại Hà Nội  Hiệu thuốc đông y tại Tp.HCM   Lưu ý khi uống thuốc   Sử dụng thuốc kháng sinh   Sử dụng thuốc đặc trị   Sử dụng thuốc bổ  Giới thiệu nhà sản xuất dược phẩm   Tin y học - Công nghệ   Hồ sơ y học  Triển lãm – Hội thảo y học  Tương thân tương ái  nom sua  ca com  quan he vo chong  trieu chung ung thu vu    ung thu vu   viem amidan  nam linh chi  nam linh chi co tac dung gi  stress   benh mau trang   benh ung thu mau  diep ha chau giay dep  thuoc ngu thuy dau   Cao huyết áp | Máy bộ đàm | Máy định vị | Ống nhòm | Thiết bị định vị | Máy định vị | Máy bộ đàm | Bán ống nhòm | Ống nhòm đêm | Máy định vị vệ tinh


Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.
Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++