Seedlink tuyển sinh hè 2014
Tin tiêu điểm

Phục hồi “bản lĩnh” phái mạnh: Dục tốc bất đạt

Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.

Thuốc điều trị đợt tái phát viêm nhiều khớp

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh khớp tiến triển kéo dài, đánh dấu bởi các đợt tái phát viêm nhiều khớp. Bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, gây đau đớn làm mất tạm thời khả năng sinh hoạt hàng ngày và lao động.

 Chườm nóng hoặc lạnh cũng có tác dụng giảm đau trong VKDT.

Hiện nay tỷ lệ VKDT nặng đã giảm đi nhờ các có các biện pháp điều trị tích cực. Điều trị trong giai đoạn này có mục tiêu chống viêm, giảm đau, phục hồi khả năng vận động của khớp. Đầu tiên là dùng các thuốc giảm đau. Các thuốc này có thể tác dụng lên vị trí đau ở ngoại vi tức là lên các đầu mút thần kinh tại khớp, hay có tác dụng trung ương, lên não bộ. Các thuốc giảm đau hay dùng là paracetamol, efferalgan codein. Cũng có thể dùng aspirin. Aspirin có 3 tác dụng chính. Với liều nhỏ (ít hơn 250 mg/ngày), thuốc có tác dụng chống đông máu, với liều trung bình (từ 500-2000 mg/ngày) thuốc có tác dụng giảm đau. Với liều cao (hơn 2000 mg/ngày) có tác dụng chống viêm. Dù với bất kỳ liều dùng nào thì aspirin cũng không phải là thuốc vô hại, vì thuốc gây tổn thương dạ dày. Ngoài ra có cả các thuốc mới được dùng như tramadol, topalgic. Thuốc giảm đau chứa morphin chỉ được sử dụng rất hãn hữu trong VKDT. Có thể dùng thuốc giảm đau liên tục, còn sau này chỉ cần dùng thuốc khi đau. Trong trường hợp chờ đợi bác sĩ khi bị đau khớp, cần để cho khớp đau được nghỉ ngơi, chườm lạnh khớp và dùng thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol. Thứ hai là dùng thuốc chống viêm chứa corticoid và không chứa steroid (CVKS).

Có rất nhiều thuốc chống viêm không steroid hiện nay có mặt trên thị trường với các dạng bào chế khác nhau như thuốc tiêm bắp, viên, viên nang, gel hay crem bôi ngoài da như felden, voltaren. Tuy nhiên do chúng có tác dụng phụ nguy hiểm lên dạ dày như gây loét dạ dày nên tuyệt đối không kết hợp các thuốc CVKS với nhau và với aspirin, không bao giờ được dùng vượt quá liều cho phép. Thuốc cũng tăng độc tính khi bệnh nhân đồng thời uống rượu hay hút thuốc lá. Một yếu tố nguy cơ khác là stress, ví dụ khi bệnh nhân phải phẫu thuật chẳng hạn. Ở một số bệnh nhân yếu như người cao tuổi, tiền sử loét dạ dày tá tràng, cần phải bổ sung thêm một số thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hiện nay có một số thuốc có tác dụng chọn lọc giảm đau chống viêm nhưng ít có tác dụng phụ lên dạ dày như celebrex là một giải pháp điều trị rất tốt trong những trường hợp này. Ngoài ra cần chú ý phát hiện một số tác dụng phụ của thuốc như tăng huyết áp, hen phế quản, dị ứng thuốc (nổi ban ngoài da).

Đối với mỗi thuốc cần chú ý đến thời điểm thuốc bắt đầu có tác dụng và thời gian tác dụng của thuốc kéo dài trong bao lâu. Có thể chọn loại thuốc dùng nhiều lần trong ngày nếu thời gian tác dụng ngắn (từ 4-8 giờ) hay thuốc dùng một lần trong ngày vì có tác dụng kéo dài trong 24 giờ.

Thuốc chống viêm chứa corticoid cũng thường hay được dùng cho các bệnh nhân rất đau và viêm nhiều khớp. Chỉ xét đến tăng liều corticoid khi đã làm tất cả các biện pháp khác như điều trị không dùng thuốc, nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau. Khi dùng, có thể áp dụng các biện pháp sau: hoặc tăng liều thuốc đường uống, hoặc tiêm truyền đường tĩnh mạch, hoặc tiêm khớp. Một biện pháp điều trị có hiệu quả nữa là hút dịch và tiêm khớp bằng thuốc chứa corticoid như depomedrol, diprospan. Thuốc có thể làm giảm đau tại khu vực viêm, có tác dụng chống viêm tại chỗ, dừng lại tiến triển của bệnh và làm chậm quá trình tăng sinh bệnh lý của tế bào màng hoạt dịch khớp. Ngoài các biện pháp dùng thuốc, còn có thể làm giảm đau bằng lạnh hay nóng. Áp nóng hay lạnh tuỳ theo tình trạng viêm khớp là các biện pháp ít tốn kém, không nguy hiểm và dễ làm. Áp lạnh lên trên khớp nóng (tức là đang rất viêm) có thể làm giảm đau. Áp nóng lên khớp đang đau nhưng ít viêm có thể làm giảm đau khớp mạn tính, còn tồn tại sau đợt viêm tiến triển.

Để áp lạnh, đơn giản nhất là dùng túi chườm đá. Có thể dùng miếng đắp nhiệt, giải phóng lạnh hay nóng khi làm lạnh hay làm nóng trước khi sử dụng. Đó là các túi chứa chất gelatin có thể hấp thu nóng hay lạnh trong khoảng 10 phút và sau đó giải phóng vào trong khớp đau trong khoảng 1 giờ. Có thể đặt túi trong tủ lạnh hay trong chảo nước nóng. Có thể tắm bồn nước ấm vào buổi sáng để giảm cứng khớp buổi sáng và giảm đau vào cuối ngày. Ngâm nước nóng, ngâm bùn, áp paraffin, dụng cụ điện, siêu âm có thể làm ấm mô và giảm đau. Tuy nhiên không nên sử dụng dụng cụ điện hay siêu âm vì mất nhiều thời gian và tác dụng ít. Để giảm đau không dùng thuốc, bệnh nhân VKDT còn cần trợ giúp kỹ thuật. Đó là các dụng cụ giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa, và nghề nghiệp, như kéo lò xo, mở nắp chai bằng điện... Người bệnh cần chọn giày mềm, nhẹ hay đôi khi cần đặt riêng giày để dành cho các ngón chân bị biến dạng.

(Theo TS. BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc // Báo Sức khỏe và Đời sống)

  • Cách dùng viên nifedipin chữa tăng huyết áp
  • Dùng thuốc khi đau xương khớp
  • Ngộ độc methanol
  • Thuốc lợi niệu: Không chỉ chữa triệu chứng
  • Thuốc điều trị thiếu máu trong suy thận mạn
  • Thuốc mới đặc trị bệnh lây qua đường tình dục
  • Loãng xương - Dùng thuốc thế nào cho an toàn
  • Điều trị viêm xương tủy nhiễm khuẩn
  • Thiểu năng tuần hoàn não, chữa bằng thuốc gì?
  • Những lưu ý khi dùng thuốc chữa tiêu chảy
  • Các dạng bào chế có chứa testosteron


Copyright © 2009 - 2013   USS Corp . All rights reserved.

Chăm sóc sức khỏe | Phòng chữa bệnh | Phân loại bệnh quốc tế ICD | Bệnh tai mũi họng | Bệnh răng hàm mặt | Bệnh cơ xương khớp | Bệnh hô hấp | Bệnh tim mạch | Bệnh thận tiết niệu | Bệnh về gan | Bệnh hệ thần kinh | Bệnh ung thư | Bệnh cột sống | Bệnh đường tiêu hóa | Bệnh dạ dày | Bệnh nội tiết | Bệnh đái tháo đường | Bệnh trĩ | Bệnh mắt | Bệnh da liễu | Bệnh béo phì | Trị bệnh bằng trái cây | Lịch tiêm chủng | Chích ngừa | Sơ cứu – cấp cứu | Tủ thuốc gia đình | Sức khỏe người cao tuổi | Phụ nữ mang thai và em bé | Bà bầu | Thai nghén 9 tháng 10 ngày | Trẻ sơ sinh | Sức khỏe trẻ em | Sức khỏe phụ nữ | Sức khỏe nam giới | Sức khỏe giới tính | Chuyện phòng the | Rèn luyện sức khỏe | Làm đẹp | Sống vui khỏe | Dinh dưỡng cho trẻ em | Dinh dưỡng cho người già | Dinh dưỡng cho người cao tuổi | Dinh dưỡng | Thực đơn cho bé | Dinh dưỡng chữa bệnh | Ẩm thực | Món ngon | Món ngon quê nhà | Mẹo vặt | Tư vấn dinh dưỡng | Y học dân tộc | Từ điển y dược học | Bài thuốc dân gian | Đông y chữa bệnh | Hỏi đáp y học dân tộc | Cây thuốc vị thuốc | Danh y việt | Hỏi đáp Tư vấn sức khỏe | Tư vấn sử dụng thuốc | Sản phẩm y tế | Thuốc bổ và vitamin | Thuốc gây tê - gây mê | Thuốc Giảm đau - Hạ sốt  Chống viêm | Thuốc chống dị ứng | Thuốc Cấp cứu - Giải độc | Thuốc hướng tâm thần | Thuốc Chống nhiễm khuẩn Trị ký sinh trùng | Thuốc Điều trị đau nửa đầu | Thuốc chống ung thư | Thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường tiết niệu | Thuốc trị Parkinson | Tác dụng cho máu | Máu - Dung dịch cao phân tử | Thuốc trị bệnh tim mạch | Thuốc điều trị bệnh da liễu | Thuốc Dùng chẩn đoán | Thuốc sát khuẩn | Thuốc lợi tiểu | Thuốc đường tiêu hóa | Hocmon - Nội tiết tố | Huyết thanh & Globulin miễn dịch | Thực phẩm chức năng | Thuốc nhỏ mắt - Tai mũi họng | Thuốc điều trị bệnh gan | Thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp | Thuốc có tác dụng thúc đẻ | Dung dịch thẩm phân phúc mạc | Thuốc cho đường hô hấp | Thuốc Giãn cơ và tăng trưởng lực cơDung dịch điều chỉnh nước điện giải   Thuốc có nguồn gốc Thảo dược    Dầu xoa - Cao xoa   Thuốc phụ khoa   Thiết bị chăm sóc sức khỏe   Thiết bị - Dụng cụ y tế   Thiết bị - Dụng cụ thể thao   Sách, tài liệu y khoa   phòng khám Nha khoa tại Hà Nội   phòng khám Nha khoa tại TP.HCM  Phòng khám nhi tại Hà Nội    Phòng khám nhi tại TP.HCM   Phòng khám đa khoa tại Hà Nội Phòng khám đa khoa tại TP.HCM   Phòng khám da liễu tại Hà Nội   Phòng khám da liễu tại TP.HCM   Phòng khám sản phụ khoa tại Hà Nội   Phòng khám sản phụ khoa tại TP.HCM   Phòng khám tai - mũi - họng tại Hà Nội   Phòng khám tai - mũi - họng tại tại TP.HCM   Bác sĩ tư cho gia đình tại Hà Nội  Bác sĩ tư cho gia đình tại TP.HCM   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại Hà Nội   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại TP.HCM    Bệnh viện tại Hà Nội  Bệnh viện tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Hà Nội   Hiệu thuốc tây tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Đà Nẵng   Hiệu thuốc tây tại Cần Thơ   Hiệu thuốc tây tại TP.Vũng Tàu  Hiệu thuốc tây tại Hải Phòng  Hiệu thuốc tây tại Nha Trang   Hiệu thuốc đông y tại Hà Nội  Hiệu thuốc đông y tại Tp.HCM   Lưu ý khi uống thuốc   Sử dụng thuốc kháng sinh   Sử dụng thuốc đặc trị   Sử dụng thuốc bổ  Giới thiệu nhà sản xuất dược phẩm   Tin y học - Công nghệ   Hồ sơ y học  Triển lãm – Hội thảo y học  Tương thân tương ái  nom sua  ca com  quan he vo chong  trieu chung ung thu vu    ung thu vu   viem amidan  nam linh chi  nam linh chi co tac dung gi  stress   benh mau trang   benh ung thu mau  diep ha chau giay dep  thuoc ngu thuy dau   Cao huyết áp | Máy bộ đàm | Máy định vị | Ống nhòm | Thiết bị định vị | Máy định vị | Máy bộ đàm | Bán ống nhòm | Ống nhòm đêm | Máy định vị vệ tinh


Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.
Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++